Học tiếng Đức

Học tiếng Đức qua bài hát

Học tiếng Đức qua bài hát là một cách để cải thiện khả năng nghe đồng thời giải trí hiệu quả. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng biết cách nghe hiệu quả và phát triển khả năng nghe tiếng Đức thông qua cách này. Để luyện nghe tiếng Đức  qua bài hát tốt nhất, các bạn có thể tham khảo cách nghe dưới đây của IECS Vuatiengduc nhé.

Học tiếng Đức qua bài hát 2

1. 5 Bước chuẩn bị để có cách học tiếng Đức qua bài hát hiệu quả

Học tiếng Đức qua bài hát 1

Có nhiều cách, nhiều tài liệu nghe khác nhau đủ mọi cấp độ từ cơ bản tới nâng cao để các bạn lựa chọn luyện tập. IECS và Vuatiengduc đã từng livestream chia sẻ cách học tiếng Đức hiệu quả, các bạn có thể tìm lại và nghe nhé. Với kỹ năng nghe tiếng Đức các bạn có thể tham khảo cách sau:

Bước 1

Chọn bài hát mà bạn yêu thích. Có nhiều thể loại nhạc khác nhau khi chọn học, thường các bài hát thuộc nhạc Pop, trữ tình sẽ dễ nghe rõ từ hơn so với các bài Rock, Rap. Nên đôi khi, bạn nên linh hoạt chọn bài hát rõ từ sẽ dễ học hơn.

Bước 2

Nghe bài hát lần 1 để quen nhạc điệu, thư giãn trước. Điều này giúp bạn bắt nhịp với bài hát khi nghe lần 2.

Bước 3

Nghe bài hát với phần sub tiếng Việt. Trong quá trình này, bạn hãy in ra lời bài hát tiếng Đức  – tiếng Việt, xem qua trên giấy luôn. Với những từ không hiểu, bạn tra từ điển để xem nghĩa cụ thể, cách phát âm chuẩn xác và ví dụ sử dụng theo hoàn cảnh nhé.

Xem thêm : Cải thiện kỹ năng nói tiếng Đức

hoc-tieng-duc-qua-bai-hat-4

Bước 4

Nghe lại bài hát để rõ hơn cách họ phát âm, hát các từ tiếng Đức . Học phát âm qua bài hát thường không chính xác 100% như luyện thông thường vì nó có những luyến láy theo nhạc điệu riêng. Nhưng các bạn vẫn nhớ được cách phát âm, nhấn mạnh các từ trong câu và hiểu rõ hơn về từ vựng, cấu trúc câu sử dụng.

Hát lại bài hát đó bằng tiếng Đức  sau khi bạn nghe thấy thuộc và có thể hát được. Lấy máy ghi âm lưu lại bài hát của mình, so sánh bản thân đã phát âm giống, nhịp điệu trùng khớp với bài hát gốc chưa.

Bước 5

Nếu nhà có máy karaoke hoặc đi hát karaoke hoặc những workshop bằng tiếng Đức bạn cũng có thể chọn những bài hát này và biểu diễn. Việc biểu diễn trước đám đông cũng giúp mình tự tin và cải thiện kỹ năng nói nữa.

Xem thêm : Cách học tiếng Đức 100% hiệu quả cho người Việt

Lưu ý

– Bạn nên chú ý đến phần phát âm chuẩn. Nên chuẩn bị sẵn từ điển nên là từ điển online thì dễ tra và phát âm hơn. Có thể dùng google translate hay dict.cc hoặc tận dụng những buổi sinh hoạt vào thứ 7 hàng tuần tại IECS để hỏi các thầy cô người bản ngữ.

– Đừng để bị nuốt âm trong bài hát. Vì phần phát âm khi hát sẽ khác so với bạn nói thông thường. Đây cũng là lý do học tiếng Đức qua bài hát chủ yếu thư giãn, quen từ và tự học tốt hơn chứ không phải là phương pháp chủ lực khi bạn ôn thi tiếng Đức .

2. Một số bài hát tiếng Đức hay, rõ từ, dễ luyện nghe

Học tiếng Đức qua bài hát

Dưới đây IECSVuatiengduc  có tổng hợp các bài hát tiếng Đức  hay, rõ từ để các bạn thử sức luyện nghe khi muốn giải trí mà vẫn nghe được tốt. Còn rất nhiều bài hát nữa nhé, các bạn có thể tham khảo trên google và tìm các bài hát mình thích, rồi theo bước trên học hát nhé.

Một số bài hát có phụ đề để có thể nghe và nhìn học theo. Giai điệu và lời cũng ý nghĩa nữa, các bạn hãy đeo tai nghe hoặc mở loa cùng học hát tiếng Đức qua các bài hát nhé.

1. Wie ich bin ( Bài đầu tiên mình xin giới thiệu đó là bài hát của Trọng Hiếu.  Bạn ca sĩ này là người Đức gốc Viêt và từng đạt giải quán quân Việt Nam Idol năm 2015).

2. Despacito phiên bản Deutsch

3. Ich lieb dich immer noch so sehr- Kate & Ben

4. My heart will go on phiên bản tiếng Đức

5. Call me maybe phiên bản tiếng Đức

6. Silbermond symphonie lyrics

7. Ich werde dich immer lieben.

8. Wohin Willst Du 

9. Ich & Du

10. Wie schön Du bist

Chúc các bạn học tiếng Đức qua bài hát này có những giây phút giải trí và học tập vui vẻ và các bạn có thể tìm hiểu các thông tin hay về IECS Vuatiengduc chúng nhé!

Học tiếng Đức qua bài hát: Immer wenn wir uns sehen

THAM KHẢO THÊM:

IECSVuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp

Passiv: Thể bị động

Passiv: Thể bị động

Passiv là gì? Câu bị động được hình thành như thế nào? Cách sử dụng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

1. Passiv là gì?

Passiv nhấn mạnh vào một hành động hoặc một trạng thái được thực hiện, chứ không nhấn mạnh vào ai/cái gì gây ra hành động hay trạng thái đó.

z.B: Der Bäcker backt den Kuchen. (Câu chủ động) => Ein Kuchen wird gebacken. (Câu bị động)

Bạn có thể thấy, ở câu chủ động, der Bäcker được nhấn mạnh (chính là thợ làm bánh nướng cái bánh đó). Nhưng ở câu bị động, ein Kuchen lại được nhấn mạnh (không ai quan tâm chiếc bánh này là ai nướng; mà người ta chỉ quan tâm chiếc bánh này đã được nướng.)

2. Khi nào thì sử dụng câu chủ động? Khi nào thì dùng câu bị động?

Câu bị động (Passiv) được hình thành trên cơ sở câu chủ động (Aktiv). Vậy trường hợp nào thì dùng Aktiv? Trường hợp nào dùng Passiv?

  • Aktiv được sử dụng để nhấn mạnh ai/cái gì đang làm hành động gì đó

z.B: Der Mechaniker repariert das Auto. (Frage: Wer repariert das Auto?)

-> Trọng tâm là người thợ sửa xe đang thực hiện hành động sửa xe ô tô.

  • Passiv được sử dụng để nhấn mạnh hành động và có thể bỏ qua chủ thể tác động. Trả lời cho câu hỏi: Was passiert?

z.B: Ein Auto wird repariert.

-> Hành động chiếc xe ô tô được sửa là trung tâm, còn về việc ai là người sửa xe thì không quan trọng.

3. Các loại câu bị động

a. Vorgangspassiv

  • Vorgangspassiv được dùng để nhấn mạnh một hành động hay một quá trình (Was passiert?) đang xảy ra, và được hình thành bởi “werden” + Partizip II

z.B: Ein Auto wird repariert. -> Ô tô đang được sửa chữa. Chúng ta có mặt ở tiệm sửa xe và đang nhìn quá trình người thợ sửa chiếc ô tô.

b. Zustandspassiv

  • Zustandspassiv được xây dựng với trợ động từ “sein”. Dùng để miêu tả kết quả, trạng thái của một hành động hay một quá trình đã được thực hiện hay đã kết thúc. Zustandspassiv hầu như chỉ tồn tại ở hai thì Präsens và Präteritum.

z.B: Ein Auto ist repariert. -> Ô tô đã được sửa chữa xong. Giờ là lúc ra thanh toán tiền và đi về.

4. Cách hình thành Passiv

Cách hình thành đơn giản nhất của Passiv là chuyển từ câu chủ động với 3 bước như sau:

Bước 1: Đưa tân ngữ trực tiếp lên làm chủ ngữ

Lưu ý: Nếu trong câu chủ động chỉ có tân ngữ gián tiếp hoặc không có cả tân ngữ gián tiếp lẫn tân ngữ trực tiếp, thì ta dùng chủ ngữ giả “es” để thay thế. 

z.b: Peter liebt mich.

=> Mich ở câu trên đóng vai trò là tân ngữ trực tiếp (cách 4 – Akkusativ). Trong câu bị động đổi mich 🡪 ich

*Khi 1 câu chủ động có hành động nhưng không có tân ngữ bị chuyển sang câu bị động thì lúc đó ý nghĩa của câu bị động sẽ là nói về một vấn đề chung chung dựa trên hành động đó.

Bước 2: Chủ ngữ trong câu chủ động có thể bỏ qua hoặc đưa về làm tân ngữ trong câu bị động

Nếu bạn không lược bỏ chủ ngữ mà đưa chủ ngữ về làm tân ngữ thì có 2 trường hợp sau:

  • Đối với chủ ngữ là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng giới từ “von” + Dativ

z.B: Der Kuchen wird vom Bäcker gebacken.

Das Auto wird vom Mechaniker repariert.

  • Đối với chủ ngữ là người hoặc vật gián tiếp gây ra hành động thì dùng giới từ “durch” + Akkusativ

z.B: Die Kerzen werden durch den Wind ausgeblasen.

Der Brief wird durch den Boten überbracht.

Bước 3: Động từ chính được chia ở Partizip 2 và đi kèm với trợ động từ “werden”

Aktiv chuyển sang Passiv

Cấu trúc Passiv được hình thành ở các thì như sau:

  • Vorgangspassiv
Passiv ở các thì
  • Vorgangspassiv mit Modalverben

Chúng ta lấy ví dụ với “müssen”:

– Präsens: “müssen” + Partizip II + werden

Ein Buch muss geschrieben werden.

– Präteritum: “mussten” + Partizip II + werden

Ein Buch musste geschrieben werden.

– Perfekt: “haben” + Partizip II + werden + müssen

Ein Buch hat geschrieben werden müssen.

– Plusquamperfekt: “hatten” + Partizip II + werden + müssen

Ein Buch hatte geschrieben werden müssen.

– Futur 1: “werden” + Partizip II + werden + müssen

Ein Buch wird geschrieben werden müssen.

=> Những động từ khiếm khuyết còn lại chúng ta cũng áp dụng công thức trên

  • Zustandspassiv
passiv

Lưu ý:

  • Câu chủ động ở thì nào thì câu bị động phải được chia theo thì đó.
  • Động từ khiếm khuyết “wollen/möchten” (muốn) chỉ được dùng trong câu chủ động. Khi chuyển sang câu thụ động, người ta sử dụng động từ thay thế đồng nghĩa “sollen”.

Bí quyết đậu 4 kĩ năng tiếng Đức B1 trong lần thi đầu tiên?

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links. 

THAM KHẢO THÊM:

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đứctrung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.

7 Bí quyết chinh phục kỳ thi viết B1 tiếng Đức

Thi viết B1 tiếng Đức được nhiều bạn đánh giá là kỹ năng khó nhất trong 4 kỹ năng thi tiếng Đức. Bởi vì với phần Viết, đòi hỏi bạn phải có ý tưởng, lập dàn ý và sử dụng các cấu trúc câu, từ vựng chuyên sâu thì mới đạt được điểm số cao. Vì thế, công cuộc luyện Kỹ năng viết tiếng Đức có thể làm bạn chán nản. Hôm nay, Trung tâm du học Đức IECSVuatiengduc sẽ chia sẻ cho các bạn 7 bí quyết chinh phục kỹ năng viết tiếng Đức giúp bạn viết bài nhanh và đạt điểm số cao hơn.

thi viết B1 tiếng Đức

1. Cấu trúc một bài thi viết B1 tiếng Đức

Đầu tiên các bạn nên tìm hiểu cấu trúc của một bài thi viết B1 tiếng Đức. Bảng dưới đây so sánh cấu trúc của đề thi Goethe và Telc. Trong bài viết nâng cao kỹ năng tiếng Đức lần này , Vuatiengduc sẽ tập trung vào phần thi của Viện Goethe.

PHẦN THI CỦA GOETHE B1 – 60 PHÚT   PHẦN THI VIẾT TELC B1 – 30 PHÚT  
Phần 1 – teil 1 Viết một bức thư dài khoảng 80 từ: 40 điểm Teil 1 Viết một bức thư dài khoảng 100 từ: 45 điểm
Phần 2- teil 2 Viết một đoạn khoảng 80 từ thể hiện quan điểm về một chủ đề: 40 điểm    
Phần 3 – teil 3 Viết một bức thư dài khoảng 40 từ: 20 điểm    
Tổng điểm thi tối đa 100 Tổng điểm thi tối đa 45
Yêu cần đạt >= 60 điểm Yêu cầu đạt Không quy định số điểm tối thiểu

2. Ví dụ một bài thi viết B1 tiếng Đức mẫu của Goethe

2.1. Phần 1

Viết một bức thư dài khoảng 80 từ: 40 điểm

Kỹ năng viết tiếng Đức Teil 1

2.2. Phần 2

Viết một đoạn khoảng 80 từ thể hiện quan điểm về một chủ đề: 40 điểm

Bí quyết chính phục kỹ năng viết tiếng Đức Teil 2 - Kỹ năng viết tiếng Đức Teil 2

Kỹ năng viết tiếng Đức Teil 2

2.3. Phần 3

Viết một bức thư dài khoảng 40 từ: 20 điểm

3. Bí quyết chinh phục thi viết b1 tiếng Đức

Cách học tiếng Đức hiệu quả

3.1. Đọc kỹ câu hỏi và xác định rõ đề bài

Bạn phải đọc thật kỹ câu hỏi để xác định dạng câu hỏi, mình cần phải trả lời như thế nào mới đúng. Bạn cần xác định dạng câu hỏi là gì, chủ đề của câu hỏi là ra sao. Có nhiều bạn trả lời câu hỏi không đúng theo yêu cầu, chủ đề được giao nên điểm số không đạt được như ý muốn. Chú ý cách thể hiện quan điểm về một chủ đề ở Teil 2.

Kỹ năng viết tiếng Đức - Đọc kỹ đề

Kỹ năng viết tiếng Đức – Đọc kỹ đề

3.2. Lập kế hoạch về thời gian viết bài

Khi luyện tập ở nhà bạn luôn cần chú ý đến thời gian và số lượng tử của bài viết. Bạn bắt đầu đặt bút viết khi thời gian điểm và dừng bút khi hết thời gian? Hãy bình tĩnh. Khi bắt đầu, bạn nên đọc kỹ câu hỏi và lập kế hoạch về thời gian viết bài. Những ý tưởng tuôn ra trong đầu hãy ghi lại và lập dàn ý sau đó mới viết nhé. Bạn dành một vài phút đầu đọc và lên ý tưởng, dàn ý cho bài viết. Và cuối cùng dành vài phút để check lỗi, từ vựng, ngữ pháp cuối giờ nhé!

3.3. Viết đủ số từ, đừng viết quá ít

Yêu cầu số từ là một tiêu chí quan trọng của bài thi viết B1 tiếng Đức. Bạn cần viết tối thiểu 80 từ ở Teil 1, 40 từ ở Teil 2 và 40 từ ở Teil 3. Vì thế, bạn cần phải viết đủ số từ theo quy định nếu không bạn sẽ không đạt được điểm số cao

Trong quá trình luyện tập Kỹ năng viết tiếng Đức, hãy ước lượng bao nhiêu từ một dòng và viết khoảng bao nhiêu thì sẽ đạt được đủ số từ quy định. Mỗi người có một thói quen viết chữ khác nhau do đó bạn cần ước lượng riêng cho mình. Vì yêu cầu tối thiểu là 80 từ thì các bạn cần ước lượng nhiều hơn một ít nhé! 

3.4. Đừng viết quá nhiều

Yêu cầu là viết tối thiểu số từ nhưng bạn cũng đừng viết quá nhiều. Bởi viết quá nhiều đôi khi sẽ thành lan man, không cô đọng ý nếu trình của bạn chưa thực sự cao. Và điều đó sẽ làm bạn mất điểm. Viết nhiều mà không hay thì thực sự sẽ làm bạn giảm điểm số.

Hãy luyện tập viết đủ số từ và nếu đã cảm thấy viết kha khá thì hãy dành thời gian để kiểm tra lại ngữ pháp và từ vựng của bài viết. Những người có trình độ cao thì họ sẽ không cần nhiều thời gian để kiểm tra thì họ có thể viết nhiều hơn nhưng nếu chưa tự tin thì bạn nên dành thời gian kiểm tra bài viết nhiều hơn nhé!

3.5. Không sao chép câu hỏi

Bạn có thể sử dụng lại ý của câu hỏi làm phần mở đầu hay tiêu đề của bài viết. Nhưng không chép nguyên si câu hỏi vào bài để đảm bảo đủ số từ hay cảm thấy dài hơn. Bởi đó là sự thụ động, chép lại và hoàn toàn không có ý nghĩa.

3.6. Sử dụng các cấu trúc câu nhuần nhuyễn

Ngữ pháp là phần quan trọng để đánh giá bài viết của bạn. Vì thế, bạn cần kết hợp từ câu đơn giản đến phức tạp để thể hiện được trình độ của bản thân. Các cấu trúc câu linh hoạt, sử dụng đa dạng giúp bài viết hay hơn đồng thời giám khảo đánh giá cao hơn. Khi tập viết ở nhà các bạn đọc nên ghi nhớ lại các từ và cụm từ hữu ích ra một quấn sổ nhỏ, bạn càng đọc nhiều thì bài viết của bạn càng tốt. Đừng viết những câu quá dài trừ khi bạn hoàn toàn chắc chắn rằng chúng đúng.

Các phần cần lưu ý:

  • Đừng quên ngày, tiêu đề, lời chào và chữ ký  trong phần viết thư.
  • Cấu trúc câu  như vị trí của các động từ, v.v.

3.7. Đánh số dòng, Viết rõ ràng, trình bày đẹp

Đánh số dòng, để tiết kiệm thời gian đếm từ. Nếu bạn luôn cần 15 dòng cho 120 từ thì cách này sẽ tiết kiệm được một số thời gian.

Luyện viết là luyện cả chữ viết và trình bày. Đây không phải là tiêu chí để chấm điểm nhưng nếu trình bày rõ thì giám khảo sẽ hiểu ý của bạn và cho bạn đạt điểm cao hơn. Dù cho bạn viết hay nhưng chữ không rõ, trình bày không logic và rõ ràng thì giám khảo sẽ khó hiểu ý để cho bạn điểm cao hơn. Khi viết hãy cách đoạn theo từng ý, phân bố rõ ràng nhé!

4. Lời kết

Trên đây là Tipps đạt điểm cao trong bài thi viết B1 tiếng Đức, các bạn có thể tham khảo và áp dụng trong bài thi viết của mình! Hãy nghĩ đơn giản rằng: việc trau dồi và luyện tập kỹ năng viết thường xuyên sẽ giúp bạn tiến bộ và đạt được kết quả tốt trong kỳ thi. Nếu các bạn tham gia các khóa tiếng Đức của IECS, các bạn có thể gửi bài viết của mình, giáo viên bên mình sẽ chấm và gửi lại các bạn cùng bài viết mẫu miễn phí nhé.

Tự học tiếng Đức: 100 Cụm từ chuyên ngành điều dưỡng (P3)

THAM KHẢO THÊM:

IECSVuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp

Hướng dẫn sử dụng từ điển tiếng Đức đúng cách

Nhiều bạn inbox trung tâm tiếng Đức Vuatiengduc tại TPHCM để hỏi làm thế nào để các bạn chọn được cho mình một cuốn từ điển tiếng Đức CHUẨN và biết được cách tra cứu từ điển đúng?

Vì ngoài việc hỗ trợ phát âm và tra cứu ý nghĩa của từ, từ điển tiếng Đức còn là công cụ hoàn hảo để nâng cao kỹ năng tiếng Đức thông qua lượng thông tin phong phú về ngữ pháp và cách sử dụng từ, tuy nhiên để có điều đó bạn phải biết cách sử dụng từ điển.

Trước khi trung tâm tiếng Đức hướng dẫn các bạn cách sử dụng từ điển tiếng Đức đúng cách thì các bạn phải chọn được cho mình một cuốn từ điển CHUẨN và biết được các bước tra cứu từ điển.

Từ điển học tiếng Đức

Từ điển học tiếng Đức

1. Các bước chọn từ điển học tiếng Đức

B1. Chọn đúng loại từ điển.

Chọn đúng loại từ điển

Bạn nên cân nhắc về việc sử dụng từ điển online hay mua từ điển dạng sách. Đối với các môn học chuyên ngành nên sử dụng loại từ điển riêng cho chuyên ngành đó nếu nó có ích cho việc học hay công việc.

Một số ví dụ về từ điển chuyên ngành là từ điển ngôn ngữ, từ điển kỹ thuật, từ điển theo vần, từ điển ô chữ, từ điển môn học (toán, hóa, sinh học v.v…), từ điển hình ảnh (rất tốt cho học ngoại ngữ hay tìm hiểu về kiến thức kỹ thuật), từ điển tiếng lóng và thành ngữ, và còn một số loại khác.

B2. Đọc phần giới thiệu.

Hướng dẫn sử dụng từ điển học tiếng Đức - Đọc phần giới thiệu

Hướng dẫn sử dụng từ điển học tiếng Đức – Đọc phần giới thiệu

Đối với từ điển tiếng Đức dạng sách: Mỗi cuốn/loại từ điển sẽ có cấu trúc trình bày khác nhau vì thế nên tìm hiểu ở phần giới thiệu, nơi trình bày về cách sắp xếp các mục từ. Phần giới thiệu cung cấp một số thông tin quan trọng như các từ viết tắt và mẫu tự phiên âm được sử dụng xuyên suốt từ điển.

Đối với từ điển tiếng Đức online: Nên tìm hiểu điểm mạnh của phần mềm từ điển này là gì, ví dụ nghiêng về từ ngữ mở rộng (từ đồng nghĩa-trái nghĩa) hay nghiêng về phần phát âm (với các giọng đọc nam-nữ, vùng miền khác nhau) hay nghiêng về phần diễn giải ngữ pháp, cách dùng (với nhiều ví dụ khác nhau).

B3. Tìm hiểu các từ viết tắt.

Từ điển thường sử dụng các từ viết tắt trong phần mô tả nghĩa của từ. Do đó đôi khi bạn sẽ lúng túng khi chưa nắm rõ các từ viết tắt này. Thông thường người ta cung cấp một danh sách các từ viết tắt nằm gần những trang đầu, trong phần giới thiệu hoặc ngay sau đó.

B4. Tìm hiểu phần hướng dẫn phát âm.

Sử dụng phần mềm trực tuyến để học cách phát âm từ vựng

Sử dụng phần mềm trực tuyến để học cách phát âm từ vựng

Nếu nhảy ngay vào tra từ mà không quan tâm tới hướng dẫn phát âm thì có thể bạn sẽ khó hiểu với các ký hiệu, do đó trước tiên bạn cần tìm hiểu ý nghĩa của các ký hiệu này. Đối với phần phát âm thì từ điển online là lựa chọn hoàn hảo nhất cho các bạn!

B5. Bắt đầu tra cứu từ vựng

Nhiều học viên sau khi sở hữu cho mình một cuốn từ điển ưng ý thì có đôi lúc lại tự hỏi thế cách tra cứu từ của mình có tối ưu chưa? Khi nào thì mình nên tra từ điển Đức-Việt và khi nào thì có thể dùng từ điển Đức-Đức? Sao khi tra nghĩa nhưng mình áp dụng vào bài viết đôi khi giáo viên lại nói không đúng từ trong trường hợp ngữ cảnh? Hôm nay mình cùng tìm hiểu cách tra từ vựng CHUẨN nha!

Xem thêm: Mẹo và bí quyết học tiếng Đức trong khi ngủ

2. Lưu ý khi cách sử dụng từ điển tiếng Đức

2.1 Chỉ nên dùng từ điển Đức-Việt ở trình độ A1

Có rất nhiều học viên chọn sử dụng một cuốn từ điển hoặc một phần mềm tra từ Đức-Việt trong suốt thời gian học tập tiếng Đức. Đây thật sự là một sai lầm không nên có, nhưng nhiều bạn mắc phải. 

Những hạn chế khi tra từ điển Đức-Việt:

  • Nghĩa không chính xác vì một từ có thể có nhiều nghĩa
  • Không có ví dụ cụ thể sẽ khiến học viên khó áp dụng khi nói
  • Thường sẽ không thể hiện đầy đủ các yếu tố như mạo từ, cách đọc, từ đồng và trái nghĩa…
  • Tạo thói quen luôn translate mỗi từ tiếng Đức sang tiếng Việt làm mất nhiều thời gian khi bạn phải phản xạ giao tiếp hoặc viết/dịch 
  • Từ điển Đức-Việt thường không có phần phát âm chuẩn (trừ một số app)

Vì vậy hãy hạn chế sử dụng từ điển Đức-Việt bạn nhé! Chúng ta chỉ nên sử dụng từ điển Đức-Việt khi học ở trình độ A1 mà thôi!

Xem thêm: Học tiếng Đức có khó không? Kinh nghiệm thi đỗ 4 kỹ năng ngay lần thi đầu tiên

2.2 Tập thói quen tra từ điển Đức – Đức

Bắt đầu từ trình độ A2 là các bạn có thể tập tra dần bằng từ điển Đức-Đức rồi. Với việc luyện tập hằng ngày này sẽ giúp học viên có khả năng tra nghĩa của từ rất nhanh và chính xác. Bộ não của bạn cuối cùng cũng có thể nghĩ mọi thứ bằng tiếng Đức. Danh sách từ điển Đức-Đức bổ ích được IECS gợi ý cho việc học tiếng Đức các bạn có thể xem thêm.

Lợi ích khi tra từ điển Đức-Đức:

  • Nghĩa của từ chính xác
  • Có ví dụ cụ thể để bạn có thể áp dụng vào lần sau
  • Phần phát âm chuẩn giọng Đức
  • Tạo thói quen suy nghĩ tất cả bằng tiếng Đức sẽ giúp bạn nói và hiểu nhanh hơn khi phải giao tiếp với người bản xứ
  • Phân biệt được các từ có ý nghĩa na ná nhau trong tiếng việt nhưng nghĩa và cách sử dụng lại khác nhau hoàn toàn trong tiếng Đức.

2.3 Nên sử dụng từ điển tiếng Đức online

Trong thời công nghệ cao hầu như học viên tại IECS đều khuyến khích sử dụng các phần mềm hoặc website từ điển Đức-Đức online. Với tính ưu việt nhanh, gọn, nhẹ mỗi bạn đều có thể chọn cho mình một phần mềm từ điển dễ sử dụng và đúng mục đích cũng như cấp độ học của mình nhất.

  • Từ điển tiếng Đức online là hoàn toàn miễn phí
  • Các từ điển chính thống được update thường xuyên
  • Bạn có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi, ngay cả trên điện thoại
  • Không chiếm diện tích và cân nặng như khi phải mang một cuốn từ điển to đùng trong cặp sách mỗi ngày
  • Có thể lựa chọn phần phát âm chuẩn với các giọng nữ/nam khác nhau

Xem thêm: Cách sử dụng từ điển học tiếng Đức đúng cách

2.4  Sổ ghi chép từ mới

Sổ ghi chép từ mới

Sổ ghi chép từ mới

Bạn nên đầu tư cho bản thân một cuốn sổ nhỏ ghi chép từ vựng mới hoặc từ hay mắc lỗi sai. Việc này giúp cho việc học của bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Mỗi ngày lúc rảnh rỗi bất cứ nơi đâu bạn đều có thể ôn lại những từ mới học một cách tự nhiên nhất bằng cách mở sổ ra và đọc nhẩm theo vài ba giây. Nếu việc này được lặp lại thường xuyên trong ngày thì bạn sẽ thấy việc ghi nhớ từ mới không còn là nỗi ám ảnh nữa rồi

2.5  Chú ý mạo từ, từ đồng – trái nghĩa, động từ tách

Nhiều bạn mắc phải sai lầm chỉ tra nghĩa của từ mà quên ghi nhớ giống der die das của từ. Điều này sẽ làm cho bạn gặp phải khó khăn khi nói và viết vì phải luôn suy nghĩ xem từ này giống gì và mình phải chia đuôi làm sao cho đúng ngữ pháp.

Ngoài ra các bạn cũng cố gắng tra luôn từ đồng và trái nghĩa để nâng cao vốn từ vừng của mình. Chú ý cả động từ tách để khi nói câu không bị sai ngữ pháp nhé! Nếu các bạn có tipp hay liên quan đến việc tra từ điển hãy gửi chia sẻ về với Vuatiengduc nhé! Viel Spaß beim Lernen

Xem thêm: 

Tự học tiếng Đức online – Từ vựng tiếng Đức ở Sân bay

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links. 

THAM KHẢO THÊM:

IECSVuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp

Phương pháp rèn luyện kỹ năng nói tiếng Đức

Kỹ năng nói tiếng Đức là kỹ năng tự ôn luyện khó nhất, nên các bạn cần chăm chỉ để đạt được điểm số cao. Bài viết dưới đây sẽ chia sẽ một số vấn đề quan trọng cần lưu ý khi tự luyện kỹ năng nói tiếng Đức – Sprechen tại nhà cho các bạn khi ôn thi.

1. Phát âm

Luyện nói tiếng Đức - Rèn luyện phát âm

Luyện nói tiếng Đức – Rèn luyện phát âm

Để cho bài nói tiếng Đức của bạn trở nên hấp dẫn và thu hút, việc phát âm chuẩn sẽ làm cho người nghe rất có cảm tình với phần nói của bạn.

Vậy làm sao để phát âm chuẩn?

Các bạn search Yotube bảng chữ cái tiếng Đức, sau đó nghe và phát âm theo nó cho đến  khi bạn thuộc lòng và chỉ cần nhìn chữ cái là có thể tự phát âm được.

Sau khi đã thuộc bảng chữ cái, bạn bắt đầu tra từ mới trong từ điển. Tra từ điển giấy ư? – Tất nhiên là không rồi. Bạn cần tra từ điển online. Tra từ điển online bạn có thể vừa học từ mới vừa nghe cách phát âm của từ đó, ghi nhớ và tập phát âm theo (bạn nên dùng từ điển Duden – một trong các từ điển chuẩn của Đức – có ở trang web https://www.duden.de/ ).

Xem thêm:

2. Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Đức 

Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Đức là cách xử lý rất thường gặp của không chỉ các bạn mới bắt đầu học mà kể cả đối những bạn đã học lâu rồi. Tuy nhiên đối với những bạn đã khá vững ngữ pháp thì đây chắc chắn là một sự sai lầm.

Đối với người mới bắt đầu, bạn không thể sử dụng đúng ngữ pháp ngay từ đầu hoặc sử dụng thành thục các mẫu câu vì đây là điều bất khả thi. Vì vậy, nếu như trong quá trình nói tiếng Đức, các bạn gặp khó khăn với việc không thể diễn đạt ý kiến của mình theo cách mà bạn mong muốn thì bạn có thể sử dụng phương pháp này, nhưng hãy nhớ đây là cách giải quyết không hề tốt chút nào và nó CHỈ ĐƯỢC ÁP DỤNG khi bạn thật sự loay hoay không biết nên diễn đạt thế nào cho người nghe có thể hiểu được.

Khi bạn dịch từ tiếng Việt sang tiếng Đức những câu đơn giản còn có thể tạm chấp nhận, nhưng những câu phức tạp  thì chắc chắn sẽ xảy ra vấn đề và người nghe có thể hiểu nhầm ý mà bạn muốn diễn đạt.

Cuối cùng, điều quan trọng cần nhắc lại là các bạn KHÔNG NÊN DỊCH TỪ TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG ĐỨC nếu như bạn muốn có một bài nói tiếng Đức tốt, dễ hiểu và tôn trọng người đối diện nhé.

3. Học ngữ pháp

Luyện nói tiếng Đức bằng cách học tốt ngữ pháp

Luyện nói tiếng Đức bằng cách học tốt ngữ pháp

Có không ít người nghĩ rằng KHÔNG HỌC NHIỀU NGỮ PHÁP trong khi luyện Sprechen ở nhà. Tuy nhiên với những người mới bắt đầu, mình không hề nghĩ điều này là tốt cho các bạn.

Ngữ pháp là xương sống của mọi hành vi ngôn ngữ, nếu ngữ pháp không chắc chắn, người nghe chắc vẫn có thể cố gắng để hiểu bạn đang nói gì nhưng như thế là chúng ta đang tạo ra sự khó khăn khi giao tiếp.

Chưa nói đến tiếng Đức, nếu như với một câu tiếng Việt đơn giản mà bạn sử dụng ngữ pháp không chuẩn thì mình chắc chắn là bạn sẽ không tạo được một cảm tình tốt từ người nghe.

Ngoài ra, nếu như ngữ pháp của bạn tốt thì bạn sẽ có nhiều cách để diễn đạt ý muốn nói một cách tự nhiên và trôi chảy mà không phải chật vật tìm cách cố để dịch từng từ từ tiếng Việt sang tiếng Đức.

Để giao tiếp tốt, tất nhiên rồi, bạn phải có ngữ pháp cho chắc chắn. Ngữ pháp thì có rất nhiều chủ đề, tuy nhiên không phải khi bạn học xong hết và làm đúng bài tập của tất cả các bài ngữ pháp đó thì bạn mới bắt đầu luyện nói.

Với mỗi chủ điểm ngữ pháp bạn học được, hãy luyện nói song song luôn.

Xem thêm

4. Thực hành nói tiếng Đức càng nhiều càng tốt

Nói tiếng Đức thật nhiều giúp bạn rèn luyện khả năng phản xạ

Nói tiếng Đức thật nhiều giúp bạn rèn luyện khả năng phản xạ

Lời khuyên hữu ích nhất để giúp các bạn nâng cao kỹ năng nói tiếng Đức Sprechen của mình đó chính là luyện nói càng nhiều càng tốt và bất cứ khi nào có thể. Bạn hãy mở rộng phạm vi luyện nói, học từ vựng cho phần nói bằng cách theo dõi các chương trình truyền hình, xem phim chứ không chỉ đơn giản là ngồi vào bàn và ghi chép.

Mình gợi ý các bạn tham khảo kênh truyền hình DW hoặc ZDF. Đây là kênh truyền hình quốc gia của Đức, trên đây có rất nhiều chủ đề về mọi mặt của cuộc sống. Bạn không xem tivi thì có thể search trang web của 2 kênh truyền hình này trên mạng.

Nói tiếng Đức

Nói tiếng Đức

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc luyện nói, bạn có thể tham khảo các khóa học tiếng Đức tại IECS với 60% Giáo viên bản ngữ sẽ giúp bạn cải thiện phản xạ nói ngay từ A1 – Học tiếng Đức cơ bản cho người mới bắt đầu.

Bạn có nói tốt hay không là do chính bản thân các bạn vì vậy các bạn hãy đừng ngần ngại mà luyện nói ở bất cứ lúc nào có thể. Khi bạn rảnh rỗi hoặc nấu nướng hoặc đi dạo thì mình thấy các bạn có thể tự “phỏng vấn” chính bản thân mình. Hãy tự đặt ra các câu hỏi về bất cứ chủ đề nào và sau đó tự trả lời dựa trên nền tảng ngữ pháp và từ vựng bạn có được.

 

Vuatiengduc được xây dụng bởi Tổ chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS

48 Nguyễn Xuân Khoát, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, TP.HCM

Hotline: 0286 2873221

Tự học tiếng Đức: 100 Cụm từ chuyên ngành điều dưỡng

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links. 

THAM KHẢO THÊM:​

IECSVuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp

Phương pháp luyện đọc tiếng Đức hiệu quả

Phần Đọc là phần thi không quá khó nhưng khối lượng kiến thức cần trả lời cũng không ít do đó không dễ dàng để vượt qua trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu có những kinh nghiệm ôn luyện, áp dụng đúng chiêu thức thì các em sẽ có thể nâng điểm phần này nhanh chóng và hiệu quả. Một số mẹo luyện đọc Tiếng Đức  mà Vuatiengduc IECS chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn nâng cao kỹ năng này toàn diện.

1. Đặt thời gian biểu để luyện đọc Tiếng Đức

Luyện đọc tiếng Đức - Đặt thời gian biểu

Luyện đọc tiếng Đức – Đặt thời gian biểu

Học Tiếng Đức  là học cả 4 kỹ năng trong đó, phần nào yếu nhất thì bạn đặt phần đó làm trọng tâm cải thiện. Nếu chưa biết trình độ mình đến đâu, các bạn có thể thi thử Tiếng Đức  tại các trung tâm hoặc các trang online nhằm sắp xếp thời gian học tập tốt nhất. Mỗi ngày nên dành 4-6 tiếng, phân bổ thời gian dành cho 4 kỹ năng phù hợp.

Để luyện đọc tiếng Đức hiệu quả, các bạn nên dành một khoảng thời gian cố định: toàn tâm toán ý cho việc đọc, tránh để bị các yếu tố bên ngoài hoặc suy nghĩ phân tán tư tưởng, môi trường đọc yên tĩnh, không có tiếng ồn và các tác động khác. 

2. Luyện Đọc tiếng Đức như thế nào?

luyện đọc tiếng đức

Luyện đọc tiếng Đức

Bạn cần phải luyện đọc tiếng Đức thường xuyên, tuy nhiên nếu bạn đọc quá nhiều những bài đọc bài khô khan thì sẽ rất nhanh ngán. Vậy phải đọc như thế nào?

Đầu tiên, hãy chọn tài liệu thú vị: Đối với những ai mới học Tiếng Đức , việc tiếp nhận kiến thức qua tài liệu thú vị, những mẩu chuyện hài cho tới tạp chí yêu thích…Việc luyện đọc tiếng Đức qua những tài liệu thú vị sẽ giúp các bạn tăng thêm vốn từ vựng và hứng thú học hơn nhiều. Khi chọn sách/báo để đọc thì có hai điều bạn cần nhớ đó là: (1) bạn thấy thú vị với nội dung đó(2) phù hợp với trình độ (niveau) của bạn.

Rèn luyện kỹ năng đọc tiếng Đức cần vốn từ vựng cao do đó các bạn nên tham khảo các học từ vựng TẠI ĐÂY. Hay các bạn có thể tham khảo 6 giáo trình tiếng Đức chất lượng để có thêm tài liệu cho việc ôn luyện nhé.

Nếu được các bạn nên áp dụng phương pháp luyện đọc tiếng Đức sau đây

Bước 1: Trước hết hãy đọc câu hỏi.

Đọc câu hỏi trước, chưa vội đọc các lựa chọn trả lời. Khi bạn đã biết được kiểu câu hỏi phải trả lời thì sẽ dễ dàng tìm ra câu trả lời hơn. Không thể bỏ qua phần hướng dẫn trả lời câu hỏi bởi đây là phần giới thiệu, giúp bạn đưa ra câu trả lời chính xác đúng yêu cầu và ăn trọn điểm.

Bước 2: Đọc lướt hay đọc nhanh bài đọc:

Đừng đọc từng chữ hay đọc một cách chi tiết, đọc nhanh để tìm ý chính và cấu trúc chung của bài. Bằng cách đọc lướt bạn sẽ nắm được nội dung mà bài đọc muốn đề cập. – Đọc lướt “Scan” : Hãy đọc tiêu đề, lướt qua bài đọc, chú ý  các câu đầu chính mỗi đoạn từ để hiểu sơ lược nội dung. Sau đó, bạn đọc câu hỏi, xác định loại câu để tìm kiếm Schlüsselwörter, đưa ra chiến lược để trả lời.  Có 2 kỹ năng chính ở đây cần luyện tập đó là Đọc Skimming và Đọc Scanning.

Kỹ năng đọc tiếng Đức Scanning

Scanning là gì  (scan = flüchtig ansehen, überfliegen) ?

Là đọc nhanh bài viết thật nhanh với mục đích tìm kiếm dữ liệu, thông tin cụ thể cần thiết cho việc trả lời câu hỏi. Scanning cực kì quan trọng trong bài thi đọc thông qua kỹ năng này, bạn đã nắm bắt được những ý chính để trả lời được câu hỏi phần đọc . Scanning được áp dụng cho các dạng bài như Ja/ Nein , Multiple-Choice-Fragen

Khi nào áp dụng Scanning?

Scanning được áp dụng khi cần tìm kiếm các dữ liệu trong bài viết như tên riêng, số liệu, ngày tháng, hoặc các cụm từ mà không cần nắm được nội dung của bài text.

Các bước cần có khi scanning?
  • Phân tích cách tổ chức bài khóa trước khi bắt đầu scanning.
  • Luôn luôn định hướng và ghi nhớ trong đầu rằng bạn đang tìm kiếm thông tin gì. Và định hướng đó là loại thông tin gì, danh từ riêng hay số từ, ngày tháng.
  • Bạn cần xác định xem thông tin đó có trong đoạn nào của bài viết – định vị chính xác vị trí của thông tin cần tìm.
  • Dừng lại trước thông tin cần tìm và đọc những câu có liên quan đến thông tin đó để bắt gặp được điều mà tác giả đang muốn hỏi người đọc và trả lời câu hỏi.

Kỹ năng đọc tiếng Đức Skimming 

Skimming là gì (skim = abschöpfen) ?

Là đọc lướt qua tất cả các ý chính của bài đọc chứ không đi sâu vào nội dung của bất kỳ đoạn nào. Bạn thực hiện phần đọc này nhanh chóng bằng cách đọc qua tiêu đề để thấy nội dung bài viết, đọc các chủ đề và câu kết.  Đọc từ trên xuống dưới và từ trái qua phải với một tốc độ nhanh. Đây là đọc lấy ý nên các bạn không nên bỏ qua bất cứ đoạn nào của bài để “lướt” cho nhanh vì như vậy sẽ rất dễ bị mất ý.

Khi nào nên áp dụng Skimming?

Khi mà đoạn văn quá dài và thời gian thì có hạn. Skimming giúp bạn đọc được nội dung chính cũng như quan điểm mà tác giả muốn nếu lên trong từng đoạn, xem tác giả đang phản đối, đồng tình hay trung lập, nắm bắt được những thông tin quan trọng qua đó quyết định được bạn nên đi sâu vào đọc đoạn đó hay không.

Các bước để thực hiện skimming?
  • Đọc tiêu đề của bài viết, sau đó đọc đoạn mở đầu để xác định được nội dung chính trong bài viết.
  • Đọc Thema của từng đoạn, các câu chủ đề này thường là câu đầu tiên của bài text. Nhưng đôi khi đoạn văn lại được mở đầu bằng câu hỏi hay câu dẫn dắt, thì khi đó Hauptsatz lại thường nằm cuối đoạn.
  • Đọc vào đoạn văn, chú ý trả lời các câu hỏi Wer, Was, Wo, Wann, Warum.  Những từ quan trọng trong đoạn văn các bạn nên nắm bắt thường được ẩn nấp dưới dạng danh từ, số từ, các từ được in đậm hay viết hoa.

Bước 3: Tìm từ khóa chính

Luyện đọc tiếng Đức - Tìm từ khóa chính

Luyện đọc tiếng Đức – Tìm từ khóa chính

Khi làm bài đọc hiểu, nếu thấy bài văn quá dài bạn đừng vội nản lòng, đọc lướt từng đoạn nhỏ và quan trọng là áp dụng 1 kĩ thuật GẠCH CHÂN TỪ KHÓA – Schlüsselwörter. Từ khóa là quan trọng nhất giúp bạn nhanh chóng tóm lược nội dung và trả lời câu hỏi. Hãy gạch chân từ khóa trong bài, so sánh từ khóa có trong câu hỏi. Khi rèn luyện giải đề, bạn dùng bút màu để gạch từ khóa cho nổi bật. Những key words cần chú ý là danh từ, động từ, danh từ riêng về con người, đặc điểm, số liệu…

3. Những tips cần lưu ý khi làm bài thi Lesen

Luyện đọc tiếng đức như thế nào

Luyện đọc tiếng đức như thế nào

Bởi thời gian hạn hẹp nên khi luyện thi Lesen, các bạn nên áp dụng những mẹo sau để thực hiện nhanh hơn.

3.1. Làm bài với tư thế tự tin

Hãy từ từ bước vào bài thi, thở một hơi nhẹ nhàng, đọc từ từ lướt rồi chi tiết và đưa ra chiến lược làm bài. Càng lật đật, vập vồ thì càng lúng túng, khiến bạn rối bời hơn.

3.2. Đọc lướt “Skim”

Hãy đọc tiêu đề, lướt qua bài đọc, chú ý  các câu đầu chính mỗi đoạn từ để hiểu sơ lược nội dung. Sau đó, bạn đọc câu hỏi, xác định loại câu để tìm kiếm key words, đưa ra chiến lược để trả lời.

3.3. Đọc kỹ hướng dẫn

Không thể bỏ qua phần hướng dẫn trả lời câu hỏi bởi đây là phần giới thiệu, giúp bạn đưa ra câu trả lời chính xác đúng yêu cầu và ăn trọn điểm.

3.4. Gạch từ khóa

Từ khóa là quan trọng nhất giúp bạn nhanh chóng tóm lược nội dung và trả lời câu hỏi. Hãy gạch chân từ khóa trong bài, so sánh từ khóa có trong câu hỏi. Khi rèn luyện giải đề, bạn dùng bút màu để gạch từ khóa cho nổi bật. Những key words cần chú ý là danh từ, động từ, danh từ riêng về con người, đặc điểm, số liệu…

3.5. Hiểu ý chính

Mỗi đoạn văn đều được viết theo một quan điểm, ý chính, tiêu đề chính do đó các bạn cần thực hiện tìm kiếm ý chính một cách nhanh nhất. Mỗi người sẽ có một cách khác nhau nhưng các em có thể dựa theo từ khóa chính mà xác định.

3.6. Chú ý từ đồng nghĩa

Đoạn văn không dễ dàng bày ra các từ khóa chính cho bạn mà còn có sự thay thế nhiều từ đồng nghĩa với từ khóa làm bạn tìm không hết được từ khóa, không hiểu ý được rõ ràng hơn. Vì thế, khi soát từ, cần chú ý điểm này nhé!

3.7. Đoán từ từ ngữ cảnh

Đọc đoạn văn không cần phải dịch từng chữ và có đôi lúc các bạn không hiểu hết được các từ thì hãy đoán từ từ ngữ cảnh bởi các từ và câu xung quanh. Nếu không đoán được từ và cảm thấy đoạn văn không quan trọng thì bạn nên bỏ qua.

3.8. Các câu hỏi thường sắp xếp theo nội dung

Các câu hỏi trong bài đọc thường sắp xếp theo nội dung do đó bạn có thể dựa theo trình tự để đọc hiểu. Tuy nhiên, có một số câu sẽ lẫn lộn do đó bạn cũng cần cảnh giác những câu này.

3.9. Đọc chi tiết một số phần quan trọng

Thời gian để đọc là không nhiều, bạn không cần đọc cả đoạn mà chỉ cần đọc chi tiết một số phần mà mình phân tích cảm thấy liên quan đến câu hỏi nhằm tìm ra câu trả lời chính xác chắc chắn.

3.10. Giải câu dễ trước, khó để sau

Nếu câu quá khó hãy Pass qua, giải câu dễ trước, câu khó để sau khi hoàn thành câu dễ thì tiếp tục làm. Đây chắc là điều hiển nhiên rồi.

Lời kết

Trên đây là các phương pháp luyện Đọc tiếng Đức mà Vuatiengduc muốn chia sẻ với các bạn. Hãy áp dụng và cùng trải nghiệm nhé!

App học tiếng Đức IECS: Ứng dụng hàng đầu cho người Việt

THAM KHẢO THÊM:

IECSVuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp

NÊN HỌC TIẾNG ĐỨC Ở ĐÂU VÀ LÚC NÀO?

Nên học tiếng Đức ở đâu? Trung tâm tiếng Đức nào tốt và phù hợp với lứa tuổi của con mình luôn là một câu hỏi được quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Ngày nay, du học chính là việc tạo cho mình cơ hội để phát triển bản thân. Đồng thời du học cũng là cách cửa để mở ra một tương lai tươi sáng. Những gia đình có điều kiện sẽ cho con cái của mình học tiếng Đức từ phổ thông để đi du học Đức. Với họ, mong muốn cho con tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến càng sớm càng tốt là một nhu cầu tất yếu.

Vậy để chuẩn bị cho con đi du học từ phổ thông tại Đức, việc cần làm đó là chuẩn bị hành trang tiếng Đức cho con của mình. Hãy cùng Vuatiengduc đi tìm đáp án cho câu hỏi nên học tiếng Đức ở đâu và lúc nào nhé.

1. Nên học tiếng Đức ở đâu? Vì sao nên học tiếng Đức tại Vuatiengduc?

Nên học tiếng Đức ở đâu?

Nên học tiếng Đức ở đâu?

1.1. Cam kết về chất lượng đào tạo

Các khoá học tiếng Đức tại Vuatiengduc được thiết kế khoa học, có lộ trình phát triển toàn diện 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết. Ngay từ trình độ A1 các em đã được học ngay với người bản ngữ nên tới 60% thời gian khóa học. Vì thế phản xạ với tiếng Đức của các em là không phải bàn cãi.

Hiện tại không có trung tâm tiếng Đức nào tại Việt Nam có thời lượng giáo viên tiếng Đức giảng dạy tới 60% ngay từ trình độ A1. Vuatiengduc cam kết tỷ lệ đỗ B1 là 100% nếu các em theo học từ đầu. Chúng tôi không chỉ dạy tiếng Đức, chúng tôi hướng dẫn các em cách học ngoại ngữ tốt nhất.

Nên học tiếng đức ở đâu

Học tiếng Đức tại VuatiengDuc – 60% giờ học cùng giáo viên bản ngữ

1.2. Địa điểm gần gũi, lịch học linh hoạt

Vuatiengduc nằm tại trung tâm quận Tân Phú, gần chợ Bà Quẹo, nên rất tiện đi lại cho các em. Tùy theo yêu cầu của học sinh có thể mở các lớp vào ban ngày và buổi tối. Bên cạnh đó nếu có việc đột xuất, gia đình có thể báo trước, giáo viên sẽ dạy bù 30 phút vào trước buổi học kế tiếp.

1.3. Môi trường học tập dành riêng cho học sinh phổ thông

Giáo viên của Vuatiengduc là những người trẻ có kinh nghiệm giảng dạy vì thế chúng tôi tạo ra môi trường học tập phù hợp đối với các em muốn du học phổ thông tại Đức. Các em nhỏ cùng một lứa tuổi sẽ học tập cùng nhau, có trình độ gần nhau hơn nên hoà nhập vào việc học tập.

Vuatiengduc không chỉ tập trung cung cấp các khóa học tiếng Đức cho các em học sinh muốn du học nghề, đại học hay cao học, mà còn tập trung vào thiết kế các khóa học tiếng Đức dành riêng có đối tượng học sinh dưới 18 tuổi.

1.4. Phương pháp giảng dạy tối ưu cho độ tuổi thiếu niên 12 – 18 tuổi

Với lịch học trên trường thì thường các em nhỏ sẽ gặp khó khăn khi dự định cho các em học một ngôn ngữ mới. Tuy nhiên với phương pháp giảng dạy hiện đại, lồng ghép kiến thức văn hoá vào các bài học sẽ khiến các em hứng thú hơn.

Bên cạnh đó, phương pháp học tập giảm tải, khối lượng bài tập vừa đủ nhưng giúp ghi nhớ lâu sẽ khiến các em không cảm thấy áp lực. Việc học từ đó trở nên nhẹ nhàng và dễ tiếp thu hơn. Các em cũng sẽ có cơ hội tiếp xúc với các bạn việt kiều cùng lứa tuổi để giao lưu và tìm hiểu có thêm thông tin về lựa chọn du học phổ thông của mình.

1.5. Tiếp thu kiến thức, văn hóa Đức

Học sinh du học được sớm làm quen với môi trường học tập hiện đại, tập luyện được tính tự chủ. Ngoài ra khả năng sử dụng tiếng cũng sẽ phát triển rất nhanh tạo điều kiện rất lớn khi theo học đại học. Phần lớn các du học sinh từ bậc học phổ thông đều có thể hòa nhập rất nhanh, có thể hiểu sâu sắc về đất nước và con người Đức. Thông qua việc học tiếng Đức, các em sẽ dần khám phá những bí mật của quốc gia nhỏ bé nhưng cực kỳ lớn mạnh này.

2. Ưu điểm khi học tiếng Đức từ phổ thông

Nên học tiếng đức ở đâu

Học tiếng Đức từ phổ thông

2.1. Có phản xạ với tiếng Đức tốt hơn

Các em được làm quen với tiếng Đức ngay khi học phổ thông sẽ có cơ hội trau dồi và luyện tập tiếng Đức lâu hơn. Các kiến thức được lặp lại liên tục, từ đó sẽ hình thành phản xạ tự nhiên mà một học sinh mới học 6 tháng – 1 năm không thể có được.

2.2. Tự tin về kiến thức

Các em khi tham gia khóa học tại trung tâm Vuatiengduc, ngoài được làm quen với tiếng Đức ngay khi học phổ thông sẽ có cơ hội học thêm về văn hóa của Đức. Hiểu được cách suy nghĩ và làm việc của người Đức, hiểu được tại sao hiệu suất làm việc của các bạn Đức lại thuộc top thế giới từ đó rút ra được những bài học để phát triển bản thân sau này.

2.3. Tiết kiệm thời gian

Học tiếng Đức từ sớm giúp các tiết kiệm được thời gian so với các bạn cùng lứa tuổi. Song song với chương trình phổ thông, các em đã có thể có chứng chỉ B1, B2 ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thi đại học xong có thể làm hồ sơ du học Đức ngay lập tức.

Học viên đánh giá trung tâm tiếng Đức IECS

THAM KHẢO THÊM:

IECSVuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp

Động từ tách và không tách trong tiếng Đức

1. Động từ tách và không tách trong tiếng Đức là gì?

Động từ tách và không tách trong tiếng Đức

Các động từ tách và không tách Trennbare/ nicht trennbare Verben là một loại động từ khác biệt so với các ngôn ngữ khác. Hãy cùng IECSVuatiengduc tìm hiểu xem Động từ tách và không tách trong tiếng Đức là gì nhé.

Động từ tách là dạng động từ có các động từ có tiền tố làm thay đổi ý nghĩa của động từ. Động từ tách gồm hai phần đó là tiền tố (Präfix/ Vorsibe) và động từ gốc ( Stammverb).

Ví dụ:

  • stehen – anstehen, verstehen,
  • lesen – vorlesen
    Meine Mutter liest mir jeden Abend eine Geschichte vor. (Mỗi tối mẹ đều đọc truyện cho tôi nghe)

2. Cấu trúc ngữ pháp

động từ tách và không tách trong tiếng Đức

Động từ tách và không tách trong tiếng Đức

Cấu trúc câu ở thì hiện tại Präsens, ở thì quá khứ Präteritum: thì các tiền tố được tác ra khỏi động tự và đặt ở cuối câu, phần động từ gốc để ở vị trí thứ 2 và chia động từ như bình thường. Xem thêm phần ngữ pháp tiếng Đức

Chủ ngữ + Gốc động từ + Bổ ngữ + Tiền tố

Ví dụ: fernsehen( xem tivi) – fern là tiền tố, sehen là gốc động từ

  • Thì hiện tại Präsens:
    • Ich sehe um 19 Uhr fern.
  • Thì quá khứ Präteritum:
    • Ich sah gestern um 19 Uhr fern.

Cấu trúc câu ở thì hoàn thành Perfekt, ở thì quá khứ hoàn thành Plusquamperfekt và tương lai: ge được đặt giữa tiền tố và động từ

Chủ ngữ + Trợ động từ + Bổ ngữ + Tiền tố+ ge + Gốc động từ

  • Thì hoàn thành Perfekt
    • Ich habe gestern um 19 Uhr ferngesehen
  • Thì quá khứ hoàn thành Plusquamperfekt
    • Ich hatte gestern um 19 Uhr ferngesehen

3. Cách phân biệt động từ tách và không tách trong tiếng Đức

Động từ tách và không tách trong tiếng Đức 1

Động từ tách được:

là những động từ hình thành từ các nhóm tiếp đầu ngữ còn lại như ab-, an-, auf-, aus-, ein-, mit-, her-, vor-, zu-, zurück- cộng với phần gốc động từ. Số lượng động từ tách được nhiều hơn động từ không tách được.

zu-: zumachen

Ich mache die Tür zu. (Tôi đóng cửa lại)

zurück-: zurückkommen

Wann kommst du von der Uni zurück? (Khi nào cậu từ trường về?)

ab-: abholen

Ich hole Jenny vom Kindergarten ab. (Tôi đón Jenny từ nhà trẻ)

an-: anfangen

Der Film fängt um 21 Uhr an. (Bộ phim bắt đầu lúc 21h)

auf-: aufstehen

Er steht jeden Tag um 6 Uhr auf. (Hàng ngày anh ấy đều dậy vào lúc 6h)

aus-: aussteigen

Ich steige aus dem Zug um 11 Uhr aus. (Tôi xuống tàu vào lúc 11h)

ein-: einkaufen

Sie kauft im Supermarkt ein. (Cô ấy mua sắm ở trong siêu thị)

her-: herstellen

Wir stellen diese Produkte nicht mehr her. (Chúng tôi không sản xuất sản phẩm này nữa)

vor-: vorlesen

Meine Mutter liest mir jeden Abend eine Geschichte vor. (Mỗi tối mẹ đều đọc truyện cho tôi nghe)

Nhóm tiếp đầu ngữ này có thể tách rời ra khỏi động từ chính. Do đó, trước khi chia động từ (với cấp độ A1, chỉ đang xét đến các câu chính Hauptsätze), phải tách nhóm tiếp đầu ngữ này ra và để nó xuống cuối câu, sau đó mới chia phần thân động từ chính bình thường.

Động từ không tách được:

là những động từ hình thành từ nhóm tiếp đầu ngữ be-, emp-, ent-, er-, ge-, ver-, zer- cộng với phần gốc động từ. Nhóm tiếp đầu ngữ này không thể tách rời ra khỏi động từ chính. Do đó, khi chia động từ, bạn chia bình thường như đã học từ trước.

Ví dụ:

er-: erklären

Sie erklärt mir die Bedeutung von dem Wort “Moin”. (Cô ấy giải thích cho tôi ý nghĩa của từ “Moin”)

ge-: genießen

Wir genießen das Leben. (Chúng tôi đang tận hưởng cuộc sống)

be-: beginnen

Wann beginnt das neue Jahr? (Năm mới bắt đầu khi nào?)

emp-: empfehlen

Ich empfehle dir, diesen Studiengang zu wählen. (Mình khuyên bạn nên chọn ngành này)

ent-: entspannen

Ich entspanne meine Füße. (Tôi thư giãn đôi bàn chân)

ver-: vergessen

Er vergisst meinen Geburtstag. (Anh ấy quên ngày sinh nhật của tôi)

zer-: zerstören

Wir zerstören die Erde. (Chúng ta đang phá hủy Trái Đất)

wider-: widersprechen

Ich widerspreche dir, weil du Unrecht hast. (Tôi không đồng ý với bạn, vì bạn đã sai)

miss-: missverstehen

Ich missverstehe deine Absicht. (Mình hiểu nhầm ý cậu)

Để biết chính xác học phí học tiếng Đức A1 và thời gian học cũng như chương trình khuyến mại, mời các bạn liên lạc với chúng tôi qua vuatiengduc@gmail.com hoặc số hotline của công ty.

Tổ chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS

48 Nguyễn Xuân Khoát, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, TP.HCM

Hotline: 0286 2873221

Tự học tiếng Đức: 100 Cụm từ chuyên ngành điều dưỡng (P1)

THAM KHẢO THÊM:

IECSVuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp

5 vấn đề hay gặp khi luyện nói tiếng Đức

Kỹ năng nói tiếng Đức trong kỳ thi MÜNDLICHE PRÜFUNG là một kỹ năng đòi hỏi bạn phải đặt nhiều nỗ lực để chinh phục được điểm số như mong muốn. Đây là kỹ năng khó và thường gặp nhiều vấn đề vướng mắc. Do đó, hôm nay, IECS và Vuatiengduc cùng các bạn tìm hiểu về “5 vấn đề” hay gặp phải nhất khi luyện nói tiếng Đức  để tìm ra hướng giải quyết tốt hơn nhé.

1. Sử dụng tự vựng quá thông dụng khi luyện nói tiếng Đức?

Luyện nói tiếng Đức - Có nên sử dụng từ vựng tiếng Đức quá thông dụng

Luyện nói tiếng Đức – Có nên sử dụng từ vựng tiếng Đức quá thông dụng

Bài thi nói của các bạn không được đánh giá cao đa phần vì bạn sử dụng những từ thông thường và nhàm chán. Vậy hãy thử đổi gió với những từ/cụm từ sau để đổi gió xem sao nhé!

1.1. Đề nghị một cái gì đó – Etwas vorschlagen

  • Ich finde/denke/meine, dass…
  • Meiner Meinung nach sollten wir…
  • Ich schlage vor, dass…
  • Mein Vorschlag ist, dass…
  • Es wäre gut, wenn…
  • Meine Idee wäre, dass wir…
  • Wie du weißt, sollen wir zusammen … planen.
  • Ich habe eine Idee. Wir könnten…
Luyện nói tiếng Đức

Luyện nói tiếng Đức – Đề nghị

1.2. Đồng ý với một ý kiến nào đó – Zustimmen

  • Das ist eine gute Idee.
  • Das ist ein guter Vorschlag / Plan. – Đây là một đề xuất / kế hoạch tốt.
  • Ich bin ganz deiner Meinung. – Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn.
  • Ich stimme dir zu.
  • Du hast Recht.
  • Das sehe ich auch so.
Luyện nói tiếng Đức - Cách nói đồng ý

Luyện nói tiếng Đức – Cách nói đồng ý

1.3. Không đồng ý

  • Das sehe ich anders.
  • Das finde ich nicht richtig.

1.4. Kinh nghiệm thực tế – Über Erfahrungen sprechen

  • Meine Erfahrung ist, dass…
  • Aus eigener Erfahrung kann ich sagen, dass…
  • Zum Beispiel habe ich einmal erlebt, dass…

1.5. Nêu ý kiến của mình – Seine Meinung äußern

  • Ich finde/denke/glaube/meine, dass…
  • Meiner Meinung nach …
  • Meiner Ansicht nach…
  • Ich bin der Meinung, dass …
  • Meine Meinung dazu ist, dass …
  • Für mich ist es richtig/falsch, dass…
  • Auf der einen Seite… auf der anderen Seite…
  • Einerseits… andererseits…
  • Man kann sagen, dass …
  • Ich persönlich denke …
  • Für mich überwiegen die Vorteile / Nachteile.

1.6. Kết thúc bài thuyết trình

  • Mein Vortrag ist jetzt zu Ende. Vielen Dank für Ihre Aufmerksamkeit. Wenn Sie Fragen dazu haben, beantworte ich sie sehr gern.
  • Zum Schluss kann man sagen, dass.. Ich bedanke mich bei Ihnen für Ihre Aufmerksamkeit. Hiermit wäre ich fertig.
Luyện nói tiếng Đức - Cách kết thúc bài thuyết trình

Luyện nói tiếng Đức – Cách kết thúc bài thuyết trình

2. Ngại sử dụng thành ngữ khi luyện nói tiếng Đức

Sử dụng thành ngữ khi luyện nói tiếng Đức

Sử dụng thành ngữ khi luyện nói tiếng Đức

Redewendungen – Thành ngữ và những cụm từ hay là một vũ khí đắc lực giúp cho bài nói của bạn thêm phần sống động. Bạn hãy tham khảo những cụm từ sau để ứng dụng ngay cho bài nói của mình.

  • Leicht gesagt, schwer gemacht. – Nói thì dễ, làm thì khó
  • Die großen Fische fressen die kleinen Fische – Cá lớn nuốt cá bé
  • Wer oft in der Nacht hinausgeht, begegnet auch einmal dem Geist – Đi đêm lắm có ngày gặp ma
  • Das Geld geht durch das Haus des Armen,wie der Wind durch eine verfallene Hütte weht – Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống
  • Reich wird man mit Hilfe seiner Freunde,nach oben kommt man mit Hilfe seiner Frau – Giàu vì bạn, sang vì vợ
  • Die kleinen Winde zusammengefasst, ergeben einen Taifun – Góp gió thành bão
  • Der Moschus duftet von allein – Hữu xạ tự nhiên hương

3. Fließen Sprechen và Aussprache?

Luyện nói tiếng Đức - Phát âm như thế nào?

Luyện nói tiếng Đức – Phát âm như thế nào?

Fließen- độ trôi chảy và Aussprache – phát âm là 2 yếu tố quyết định cho phần nói. Đối với Fließen, các bạn nên tập nói với bạn của mình trong lớp học hoặc đến trung tâm để IECS để được kèm riêng qua các khóa học tiếng Đức, hoặc đơn giản là tự đặt ra câu hỏi cho mình rồi tự trả lời theo cách riêng và nói chuyện trước gương để đo sự tự tin. Dần dần khi bạn tập nói, bạn sẽ có những lúc vấp nhưng không sao cả, mình cũng vậy, cứ kiên trì tập nói với chính mình thường xuyên, bạn sẽ thấy có những kết quả khác biệt.

Đối với Aussprache, với bất cứ từ nào bạn không chắc chắn, hãy sử dụng từ điển để đọc theo từ điển và bấm vào phần nghe để đọc theo giọng đọc chuẩn đó. Bạn nên có một quyển sổ từ vựng để vừa ghi nhớ nghĩa và bất cứ khi nào bạn mở nó ra, bạn đều có thể ghi nhớ cách đọc của những từ đó nữa. Nếu được bạn nên sử dụng Mindmaps hay các công cụ tưng tự giúp bạn ghi nhớ cấu trúc từ và các tipps để dễ nhớ hơn nhé.

Chú ý, bạn cần đọc đúng từ và không được bị nuốt âm,vì khi bạn bị nuốt âm bài nói của bạn sẽ trở nên kém chất lượng, nhiều từ bạn định nói giám thị không hiểu được.

4. Sai ngữ pháp khi luyện nói tiếng Đức

Hay  áp dụng “chiêu” tự luyện nói với bản thân trước gương. Bạn cần lên một dàn bài bạn định nói những gì trong phần trả lời và hãy thật chú ý đến ngữ pháp để tránh lỗi sai ngữ pháp khi nói càng ít càng tốt. Không có cách nào khác để cải thiện ngoài cách bạn tập luyện ở nhà và nếu được tham gia các workshop về tiếng Đức của công ty IECS tổ chức. Tại IECSVuatiengduc, chúng tôi  luôn có ít nhất 2 giáo viên bản ngữ giúp bạn kiểm tra kĩ năng nói tiếng Đức của mình đồng thời sửa cho bạn theo cách dễ áp dụng nhất.

Nắm chắc ngữ pháp khi luyện nói tiếng Đức

Nắm chắc ngữ pháp khi luyện nói tiếng Đức

5. Chưa biết áp dụng công thức AGB trong khi luyện nói tiếng Đức?

AGB là viết tắt ba từ Antwort Grund và Beispiel, là công thức nên được áp dụng trong bài thi MÜNDLICHE PRÜFUNG.  

Khi bạn áp dụng công thức này, cấu trúc câu của bạn sẽ rõ ràng mạng lạc, giám thị sẽ đánh giá cao phần trả lời của bạn. Khi đó câu trả lời đầy đủ sẽ gồm có phần trả lời trực tiếp câu hỏi của giám thị (Antwort), sau đó là đưa ra lý do tại sao bạn lại có câu trả lời đó (Grund) và đưa ra ví dụ (Beispiel) để thêm phần thuyết phục cho phần trả lời của bạn. 

Tóm lại, bí quyết để học tốt MÜNDLICHE PRÜFUNG đó là hãy tích lũy thật nhiều từ mới, từ hay, luyện nói thật nhiều và thật tự tin.

 

App học tiếng Đức IECS: Ứng dụng hàng đầu cho người Việt

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links. 

THAM KHẢO THÊM:​

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp

10 mẫu câu và cụm từ vựng tiếng Đức cho cuộc họp

Đã khi nào bạn gặp phải những tình huống khó xử như thiếu mẫu câu và cụm từ vựng tiếng Đức cho cuộc họp trong công ty hay một cuộc thảo luận với đứa bạn thân của mình chưa? Những lúc như thế bạn sẽ làm thế nào nhỉ?

Từ vựng luôn là mảng tối quan trọng vì  thiếu vốn từ vựng tiếng Đức có thể dẫn đến nghe kém (không nghe, không bắt được từ, đặc biệt là những từ mới), nói kém (thiếu vốn từ để diễn đạt), đọc kém (không hiểu quá nhiều từ dẫn đến không hiểu nội dung cần đọc), viết kém (thiếu vốn từ để đặt câu).

Hôm nay bạn hãy cùng với Vuatiengduc làm quen với các mẫu câu và cụm từ vựng tiếng Đức cho cuộc họp được sử dụng nhiề nhất nhé.

1. Mẫu câu và cụm từ vựng tiếng Đức cho cuộc họp – Wortschatz

Eine Besprechung organisieren  
der Vorstand, Vorstände Ban giám đốc
die Vizepräsidentin, -nen/der Vizepräsident, -en Phó chủ tịch
der Repräsentant, -en/die Repräsentantin, -nen Đại diện
vertagen hoãn lại
(eine Besprechung) abhalten tổ chức 1 cuộc họp
teilnehmen (an) tham dự
vorläufig tạm thời
(jemandem) zustimmen đồng ý với ý kiến của ai
(einen Termin) verlegen sắp xếp một cuộc hẹn
der Ansprechpartner, -/die  Người liên hệ
anwesend hiện tại
flexible linh hoạt
diskutieren thảo luận
herausfinden tìm hiểu
beschäftigt bận
festlegen đặt lịch hẹn

2. Cách diễn đạt​/ sử dụng mẫu câu và cụm từ vựng tiếng Đức cho cuộc họp– Ausdrücke

Mẫu câu và cụm từ vựng tiếng đức cho cuộc họp - Ausdrücke

Mẫu câu và cụm từ vựng tiếng đức cho cuộc họp – Ausdrücke

Die Besprechung hat um 9 Uhr begonnen. Du bist leider zu spät.

Cuộc họp bắt đầu lúc 9:00 sáng thật không may, mày đã quá muộn.

Leider musste Herr Phuong den Termin absagen.

Thật không may, Anh Phương đã phải hủy cuộc hẹn.

Leider müssen wir diesen Termin vertagen. Es ist etwas sehr Wichtiges dazwischengekommen.

Thật không may, chúng tôi phải hoãn cuộc hẹn này. Một điều gì đó rất quan trọng đã được đưa ra.

Wann wollen Sie die Besprechung abhalten, Herr Vuatiengduc?

Khi nào ông muốn tổ chức cuộc họp, ông Vuatiengduc?

Schicken Sie diese E-Mail an alle, die an dieser Besprechung teilnehmen.

Bạn hãy gửi email này cho tất cả mọi người tham dự cuộc họp này.

Können Sie mir sagen, wo die Besprechung stattfindet?

Bạn có thể cho tôi biết cuộc họp đang diễn ra ở đâu không?

Es ist höchste Zeit, die Besprechung mit Herrn Vuatiengduc zu planen.

Wenn wir die Flüge weit im Voraus buchen, könnten wir eine Menge Geld sparen.

Nếu chúng tôi đặt các chuyến bay trước, chúng tôi có thể tiết kiệm rất nhiều tiền.

Da sich die Situation kurzfristig geändert hat, müssen wir den Termin verschieben.

Vì tình hình thay đổi vào phút chót, nên chúng tôi phải hoãn cuộc hẹn

Die Zusage von Frau Thùy Anh kam in letzter Minute.

Lời hứa sẽ tham dự của cô Thùy Anh vào phút cuối

Dann planen wir den Termin vorläufig für Mittwoch.

Chúng tôi đang lên kế hoạch tạm thời cho cuộc hẹn vào thứ Tư.

3. Các bước chuẩn bị trước khi bắt đầu cuộc họp

Mẫu câu và cụm từ vựng tiếng Đức cho cuộc họp - Các bước chuẩn bị

Mẫu câu và cụm từ vựng tiếng Đức cho cuộc họp – Các bước chuẩn bị

Nếu bạn là người tổ chức cuộc họp thì  bạn hãy nên các bước phải làm sau trước khi bắt đầu cuộc họp:

Schreiben Sie eine Tagesordnung und setzen Sie einen Zeitrahmen für jeden Punkt. 

Reservieren Sie einen Raum und die notwendige Ausstattung und stellen Sie Erfrischungen bereit 

Erinnern Sie alle Teilnehmer einen Tag vor der Besprechung per E-Mail oder rufen Sie sie an 

Erinnern Sie alle Teilnehmer einen Tag vor der Besprechung per E-Mail oder rufen Sie sie an

Khi gửi thư mời hoặc gọi điện mời người giam dự bạn nên trả lời trước những câu hỏi mà người được mời sẽ hỏi bạn để biết có phải là một người chu đáo ko.

Können Sie teilnehmen? Können Sie dabei sein?

  • Wer? – Những ai sẽ tham gia cuộc họp hoặc họp nhóm
  • Wo? – Cuộc họp sẽ diễn ra tại đâu
  • Tag? Uhrzeit? – Cuộc họp sẽ diễn ra và ngày giờ nào
  • Warum? – Và tại sao chúng ta có cuộc họp hay thảo luận này

4. Bài đọc sử dụng mẫu câu và cụm từ vựng tiếng Đức cho cuộc họp – Leseübung

Mẫu câu và cụm từ vựng tiếng Đức cho cuộc họp trong các bài đọc

Mẫu câu và cụm từ vựng tiếng Đức cho cuộc họp trong các bài đọc

Die Besprechung müssen wir absagen

  • Oh, Lan. Herr Dũng hat mich gerade angerufen. Er möchte die Besprechung von 11:00 Uhr neu planen.
  • Schon wieder? Das ist das zweite Mal, dass diese Besprechung abgesagt wird. Und wieder auf die letzte Minute. Wenn ich das gewusst hätte, hätte ich an dieser Konferenz in Hanoi teilnehmen können.
  • Ich weiß, Lan. Es tut mir leid. Was soll ich Herrn Dũng antworten?

Tự học tiếng Đức: 100 Cụm từ chuyên ngành điều dưỡng (P3)

Bài viết này thuộc bản quyền của IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.

Tham khảo thêm:

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp