1. Nhật ký đi để trưởng thành: Năm thứ hai sinh nhật xa nhà
Vậy là đã là năm thứ 2 du học sinh Đức tôi kỉ niệm sinh nhật tại Đức. Nhớ năm đầu tiên sang Đức, được sự giúp đỡ của các anh chị trung tâm IECS, VuaTiengDuc và gia đình tôi chằng phải lo nghĩ gì ngoài việc sách balo lên và đi, rồi sang đến nơi thì buồn thúi ruột trong bữa tiệc sinh nhật đầu tiên tại Đức của mình. Năm nay sinh nhật, Du học sinh Đức như tôi thấy mình đã thật sự trưởng thành hơn rất nhiều so với khi chân ướt chân ráo đặt chân đến Đức năm ngoái.
Nhật ký đi để trưởng thành – Sinh nhật lần thứ 2 tại Đức tôi thấy mình thật sự trưởng thành hơn rất nhiều.
2. Ngày đầu tiên của tuổi mới
Hôm nay cũng là một ngày bình thường như mọi ngày. Tôi cắp chiếc ba lô lên vai rồi lao thẳng ra bến tàu điện cho kịp chuyến tàu sớm đến chỗ làm. Trời lạnh cỡ 0 độ C chứ mấy… giá như giờ này ở VN đã còn cố ngủ nướng trong chiếc chăn bông mềm và hưởng thụ cảm giác Tết đang đến gần kề mà lòng vui rạo rực… Chợt nhận ra tôi đang ở Đức !
6:00 sáng
Bước vào viện dưỡng lão các cụ vẫn đang ngủ. Tôi vội thay trang phục. Vẫn còn đủ thời gian cho phép bản thân nhấm nháp ly trà gừng nóng. Nhoẻn miệng tôi hít thật sâu cho một ngày làm việc mới – một công việc mà tôi cho là khá ý nghĩa tại đất nước Đức xa xôi này.
Nhật ký đi để trưởng thành: Ngày đầu tiên của tuổi mới cũng không mấy khác biệt
3. Giờ làm việc đầu tiên của tuổi mới
Ca trực hôm nay khá thoải mái. Các cụ ai cũng vui vẻ, hào hứng, chắc là vẫn còn chút dư âm của những ngày Giáng Sinh và Năm Mới vừa qua. Một cụ bà còn tặng tôi một đôi găng tay hồng tự đan được gói gém cẩn thận trong lớp giấy hoa thật đẹp. Bà hồ hởi đưa cho tôi và cũng không quên nói lời xin lỗi vì món qùa Giáng Sinh muộn này. “Es tut mir Leid…Ich konnte sie nicht früher schaffen…” (Tôi rất tiếc nhưng tôi không thể hoàn tất nó sớm hơn được…).
Tôi xém khóc vì thật ra đây là món quà sinh nhật đầu tiên (mặc dù chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi ) trong ngày hôm nay nhận được mà còn là chính tay bà đan cho tôi với bao tình cảm trong đó. Mùa đông năm nay tôi đã cảm thấy mình trưởng thành hơn một chút và cả ấm áp hơn vì tình cảm con người nơi đây.
Bây giờ tôi tự thưởng cho mình số thời gian còn lại trong ngày: lượn phố và sắm cho mình một bộ đồ mới cho một năm mới với niềm tin, năm nay mọi thứ sẽ tốt hơn năm trước.
Nhật ký đi để trưởng thành: Tôi tự thưởng cho mình số thời gian còn lại trong ngày để lượn phố và sắm cho mình một bộ đồ mới
4. Cái kết chọn vẹn cho ngày đầu tiên của tuổi mới
Sau khi chén bữa tối với cô bạn thân cùng nhà thì tôi lên giường. Nằm nhìn trần nhà tôi nghĩ về ngày sinh nhật thứ 2 tại nước Đức với món quà của bà cụ, bữa cơm với đứa bạn thân và đơn giản là tôi thấy mình đã thật sự trưởng thành hơn rất nhiều so với khi chân ướt chân ráo đặt chân đến Đức năm ngoái.
Giờ đây tôi đã có thể tự trang trải mọi thứ bằng chính đồng lương thực tập của mình, biết giành dụm cho gia đình, quan trọng là được làm công việc yêu thích và nhận được tình cảm của những con người nơi đây – có lẽ đó là những điều tôi thấy mình thật sự thành công phần nào.
Mùa đông năm nay – nước Đức đã không còn lạnh nữa!
(DHS Kim An tại Heidelberg-Đức)
Du học sinh Đức: Cảm nhận của 2 bạn nữ khi ngày đầu tiên đến đây
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://vuatiengduc.net/wp-content/uploads/2022/01/sinh-nhat-lan-thu-2-cua-du-hoc-sinh-duc.jpg6501000Hannahhttps://vuatiengduc.net/wp-content/uploads/2021/11/logovtdpngshadow-300x101.pngHannah2022-01-02 11:26:302022-03-01 07:33:46Đi để trưởng thành – Sinh nhật lần thứ 2 của du học sinh Đức
Du học nghề Đức hiện đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam vì nhận được nhiều ưu đãi của các trường nghề tại Đức. Vậy chi phí du học nghề ở Đức là bao nhiêu? Điều kiện du học nghề tại Đức có khó không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé lộ trình du học nghề Đức nhé.
Chương trình du học nghề Đức được chính phủ CHLB Đức quy định là các em học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Các em có thể tham gia vào học nghề ở lứa tuổi 18-33. Hiện nay, 2/3 học sinh trong nhóm độ tuổi này đã chọn hình thức đào tạo nghề kép. Tiêu chuẩn được lựa chọn vào hệ thống đào tạo kép phụ thuộc vào chất lượng học nghề của học sinh.
Các học sinh tham gia hệ thống này, được dạy các kỹ năng cơ bản cho ngành nghề đã chọn và sau đó được đào tạo chuyên sâu. Học sinh có thể theo học ngành của mình 3 ngày tại công ty, những ngày còn lại theo học tại trường nghề hoặc học sinh có thể sử dụng nhiều thời gian hơn ở công ty, và cũng có thể tham gia học ngoài giờ tại trường nghề. Hiện nay, trong chương trình học của hệ thống đào tạo nghề kép thì các môn chuyên ngành chiếm 60% và các môn phổ thông chiếm 40%.
Sau khi tốt nghiệp từ hệ thống đào tạo nghề kép, tình hình việc làm của học sinh nói chung tốt, phần lớn học sinh xin được việc ngay. Theo báo cáo về hệ thống đào tạo kép của Bộ giáo dục và Khoa học CHLB Đức cho biết, sau 6 tháng học sinh tốt nghiệp từ hệ thống đào tạo kép, khoảng 60% học sinh nhận được việc làm với hợp đồng không hạn chế, có nghĩa là hợp đồng trong thời hạn 3-4 năm, rồi sau đó ký tiếp hoặc hợp đồng vĩnh viễn nếu cả hai bên mong muốn.
Hiện nay nước Đức thiếu hụt lượng lao động ở một số ngành nghềchính như:
Điều dưỡng,
Nhà hàng khách sạn,
Lái tàu
Cơ khí, chế tạo máy.
Do các bạn trẻ người Đức không còn thích làm việc trong những ngành nghề này mà có xu hướng chọn những nghề liên quan đến công việc văn phòng như tài chính, nhân sự, IT. Do vậy chính phủ Đức hỗ trợ chi phí học tập và làm việc cho các sinh viên nước ngoài đến du học nghề. Trong thời gian đó sinh viên được miễn học phí và hưởng lương thực tập lên đến 1000 Euro mỗi tháng.
Đức là một trong những nước có tỉ lệ người già cao nhất thế giới. Theo Cục Thống kê Liên bang Đức thì tỉ lệ người già trên 60 tuổi ở Đức năm 2050 sẽ chiếm hơn 1/3 dân số. Trong khi số lượng người già cần chăm sóc tại các bệnh viện, viện dưỡng lão, trung tâm y tế ngày một tăng thì điều dưỡng viên có chuyên môn ngày càng khan hiếm. Nhu cầu tuyển dụng ngành điều dưỡng tăng cao mở ra cơ hội cho các bạn Việt Nam đã, đang hoặc muốn học ngành điều dưỡng có thể làm việc lâu dài tại Đức.
IECS hiện có 2 chương trình du học nghề điều dưỡng cho các bạn tham khảo đó là:
Chương du học hệ 3 năm cho các bạn tốt nghiệp phổ thông chưa học qua điều dưỡng.
Và chương trình du học điều dưỡng tại Đức hệ 1 năm dành cho các bạn đã tốt nghiệp cao đẳng và đại học chuyên ngành điều dưỡng.
Các chương trình đào tạo ngành quản trị nhà hàng khách sạn tại Đức không chỉ cung cấp cho học viên kiến thức về nghiệp vụ mà còn trang bị cho các sinh viên những hiểu biết về văn hóa, lịch sử cũng như các kinh nghiệm thực tiễn đáng quý. Vì vậy, du học Đức ngành quản trị nhà hàng khách sạn là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ hiện nay. Có 2 ưu điểm lớn nhất khi học nhà hàng khách sạn tại Đức là:
Có được bằng cấp nhà hàng khách sạn có giá trị trong Đức và Châu Âu
Tiết kiệm chi phí khi du học ở nước ngoài
Mức lương thực tập học nghề nhà hàng khách sạn nhìn chung là thấp nhất trong các ngành. Con số này chỉ dao động khoảng 700 – 850 Euro/ tháng tùy vào thành phố. Chi phí này giúp bạn giảm nặng về kinh tếcho giao đình và tập trung vào việc học. Tất nhiên nếu bạn cần cù thì vẫn có thể làm thêm 10h / tuần với mức lương tối thiểu (Mindestlohn) 9.35euro / giờ sẽ giúp bạn dư dả hơn chút ít về tài chính.
Đây là một chương trình học nghề mới, các bạn sẽ học tập tại Mannheim. Nếu bạn học ngành này thì các bạn sẽ được trực tiếp giúp đỡ của chị Anna- Giám đốc đại diện của IECS tại Đức. Trong năm vừa qua chị Anna cũng là người trực tiếp đứng lớp, bổ sung tiếng Đức cho các bạn học lái tàu của MEV tại Mannheim trước khi các bạn tốt nghiệp đi làm. Ngành này thích hợp cho các bạn là nam giới và thích đi nhiều nơi.
Ưu điểm của nghề này là mức lương sau tốt nghiệp rất tốt, luôn trên 3000 Euro (trước thuế).Trong quá trình học các bạn sẽ được công ty cấp cho Bahncard 100 đi tàu xe hoàn toàn miễn phí và được hỗ trợ cả nhà cửa nữa nhé.
Đức là một quốc gia công nghiệp nặng thuần túy. Mức độ mở rộng doanh nghiệp nhanh khiến cho các công ty ở đây luôn gặp tình trạng thiếu nhân công. Các nghề cụ thể ngành này cần là: thợ sửa máy, công nhân điện, điều khiển máy, kỹ thuật ô tô, v.v…
Số lượng tuyển sinh trong ngành này không nhiều như 2 nghề trên nên bạn cần chuẩn bị hồ sơ từ sớm để đặt chỗ nhé.
4 điều cần cân nhắc khi lựa chọn dịch vụ du học nghề tại Đức giá rẻ
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://vuatiengduc.net/wp-content/uploads/2021/11/Du-hoc-nghe-duc-4.jpg14402560adminhttps://vuatiengduc.net/wp-content/uploads/2021/11/logovtdpngshadow-300x101.pngadmin2022-01-02 02:19:512022-01-06 01:24:05Du học nghề Đức mới nhất
Hãy cùng IECS và Vuatiengduc tìm hiểu hệ thống trường học Đức như thế nào? Tại sao rất nhiều du học sinh muốn sang Đức học và làm việc. CHLB Đức có một hệ thống chính phủ liên bang cấp cho 16 quốc gia thành viên mức độ tự chủ cao trong chính sách giáo dục. Bộ Giáo dục Liên bang tại Berlin có vai trò tài trợ, hỗ trợ tài chính và quy định về giáo dục nghề nghiệp và yêu cầu đầu vào trong các ngành nghề. Nhưng hầu hết các khía cạnh khác của giáo dục thuộc thẩm quyền của các quốc gia riêng lẻ, hoặc Bang.
Hệ thống trường học ở Đức như thế nào?
Một luật liên bang có một luật giáo dục đại học, trực tiếp cung cấp một khung pháp lý bao quát cho giáo dục đại học. Một cơ quan điều phối, Hội nghị Thường trực của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hóa, đã tạo điều kiện cho sự hài hòa các chính sách giữa các quốc gia. Các quy định và luật pháp nhất quán trong nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn có thể có sự khác biệt đáng kể trong các lĩnh vực chính.
Trong quá khứ gần đây, ví dụ, độ dài của chu kỳ giáo dục trung học thay đổi từ tiểu bang này sang tiểu bang khác. Và các cách tiếp cận chính trị khác nhau đối với học phí ở các tiểu bang khác nhau có nghĩa là sinh viên ở một số tiểu bang đã trả € 1.000 ($ 1,100) phí hàng năm trong khi một số khác lại có được chính sách miễn học phí.
1. Giáo dục mầm non (Kindergarten)
Là tùy chọn cho tất cả trẻ em từ ba đến sáu tuổi, chính thức không thuộc trong hệ thống giáo dục bắt buộc của Đức. Tiếp sau đó là 9 đến 10 năm giáo dục bắt buộc đối với trẻ em có quốc tịch Đức, trẻ em công dân nước ngoài, và trẻ em không quốc tịch đang sống tại Đức.
Hệ thống trường học ở Đức – Kindergarten
2. Giáo dục tiểu học (Grundschule)
Ở Đức thường kéo dài 4 năm. Riêng ở Berlin và Brandenburg là 6 năm. Cha mẹ có nhiều lựa chọn về trường học cho con cái mình. Các trường công lập thì miễn phí và hầu hết trường tiểu học ở Đức là trường công lập. Ngoài ra còn có các trường đặc biệt như trường Waldorf, trường Montessori, các trường của nhà thờ và các trường tư thục khác.
Hệ thống trường học ở Đức – Giáo dục tiểu học là giai đoạn duy nhất trong giáo dục Đức nơi tất cả học sinh học cùng loại trường
Giáo dục bắt buộc ở Đức bắt đầu từ sáu tuổi, và ở hầu hết các tiểu bang, kéo dài trong chín năm. Giáo dục tiểu học là giai đoạn duy nhất trong giáo dục Đức nơi tất cả học sinh học cùng loại trường. Từ lớp 1 đến lớp 4 (lớp 1 đến lớp 6 là một số tiểu bang thuỳ theo quy định), hầu hết tất cả các học sinh Đức đều theo học tại trường tiểu học, nơi học sinh học các môn chung chung cơ bản. Vào năm học cuối cùng tại trường tiểu học, học sinh chuyển sang các loại trường trung học cơ sở khác nhau.
Học sinh được gửi cho các trường dựa trên khả năng học tập. Quá trình này thường được gọi là theo dõi trực tuyến. Phụ huynh ở hầu hết các tiểu bang có thể chọn hoặc gửi con đến các trường trung học dạy nghề, hoặc đăng ký vào trường dự bị đại học. Ở một số tiểu bang, các khuyến nghị trường học ảnh hưởng đến việc theo dõi. Ở các tiểu bang khác, bài tập là bắt buộc dựa trên điểm trung bình.
Hệ thống giáo dục trung học bao gồm nhiều chương trình ở cả cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Các chương trình này nhấn mạnh hoặc kỹ năng nghề nghiệp hoặc chuẩn bị cho giáo dục đại học, tùy thuộc vào theo dõi.
3. Trung học cơ sở
Giáo dục trung học cơ sở bao gồm các bốn loại trường với các mức độ học thuật khác nhau:
Hauptschule(“trường cơ bản”) là loại trường trung học cơ sở ít hàn lâm nhất và thiên về chuẩn bị cho dạy nghề. Kỳ thi tốt nghiệp Hauptschule gọi là Hauptschulabschluss, sau khi học xong lớp 9.
Realschule (“trường thực hành”) có phạm vi học thuật rộng hơn và bắt đầu từ lớp 5 hoặc lớp 6 tùy từng bang đến hết lớp 10 hoặc lớp 11. Ở một số tiểu bang học sinh phải đủ điểm hoặc qua kỳ thi tuyển sinh mới được vào học (Ở Bayern phải được điểm trung bình 2,6 từ 3 môn Toán, tiếng Đức và Kiến thức tổng quát cuối lớp 4). Hệ này kết thúc với kỳ thi tốt nghiệp Mittlere Reife.
Cuối bậc tiểu học, giáo viên thường tổ chức các khóa định hướng cho học sinh của mình tùy theo năng lực học tập của các em. Mục đích là để học sinh tiểu học có sự lựa chọn trường trung học thích hợp cho mình.
Sau khi hoàn thành cấp học trung học, có một hệ thống trường trung cấp nghề, gọi là Berufsschule, kéo dài từ 2 đến 3 năm rưỡi, cho những người muốn học tiếp. Một hệ thống đặc biệt của trường dạy nghề gọi là Duale Ausbildung cho phép học sinh về các khóa học nghề để làm trong dịch vụ đào tạo trong một công ty cũng như “ở trường nhà nước.
Hệ thống trường học ở Đức – Hauptschule(“trường cơ bản”) là loại trường trung học cơ sở ít hàn lâm nhất và thiên về chuẩn bị cho dạy nghề.
Hệ thống trường học ở Đức – Realschule có phạm vi học thuật rộng hơn và bắt đầu từ lớp 5 hoặc lớp 6 tùy từng bang đến hết lớp 10 hoặc lớp 11.
4. Trung học phổ thông – Hệ thống dạy nghề kép
Đức có nhiều chương trình dạy nghề khác nhau ở cấp trung học phổ thông.
Tuy nhiên, hình thức phổ biến nhất của giáo dục nghề nghiệp tập trung vào việc đào tạo thực hành. Hơn 50 phần trăm sinh viên dạy nghề Đức theo học hệ thống giáo dục này. Cái gọi là hệ thống kép này, có sự kết hợp giữa hướng dẫn lớp học lý thuyết với đào tạo thực tế trong môi trường làm việc thực tế, thường được xem là mô hình cho các quốc gia khác đang tìm cách giải quyết tỷ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt là trong giới trẻ.
Trong thời kỳ thất nghiệp thanh niên cao ở nhiều nước OECD, Đức có tỷ lệ thất nghiệp thanh niên OECD thấp thứ hai sau Nhật Bản – một thực tế thường được quy cho hệ thống kép.
Hệ thống trường học ở Đức bậc THPT phổ biến nhất là hình thức giáo dục nghề nghiệp tập trung vào việc đào tạo thực hành
Học sinh trong hệ thống kép được nhận sau khi hoàn thành giáo dục trung học cơ sở. Hệ thống này được đặc trưng bởi các chương trình kép, trong đó học sinh theo học một trường dạy nghề trên cơ sở bán thời gian, hoặc trong các khối kết hợp của tuần, hoặc trong một hoặc hai ngày mỗi tuần. Phần còn lại của sinh viên thời gian dành cho đào tạo thực tế tại nơi làm việc. Các công ty tham gia các chương trình này có nghĩa vụ đào tạo theo quy định quốc gia và trả cho sinh viên một mức lương.
Các chương trình kéo dài hai đến ba năm rưỡi, và kết thúc bằng một cuộc kiểm tra cuối cùng được thực hiện bởi cơ quan có trách nhiệm trong lĩnh vực này, thường là các hiệp hội công nghiệp khu vực như Phòng Công nghiệp và Thương mại và Phòng thủ công.
Chứng chỉ cuối cùng được trao cho sinh viên tốt nghiệp hệ thống kép thường là bằng cấp chính thức, được chính phủ công nhận chứng nhận cho sinh viên các kỹ năng trong các nghề được quy định. Trong năm 2015, đã có tới 328 nghề nghiệp chính thức như vậy với các chức danh khác nhau, từ người thợ mộc, người đến chuyên gia thuế vụ, đến người kỹ thuật viên nha khoa và người biên tập phim và video.
Nhiều trường dạy nghề cũng cung cấp cho sinh viên một con đường đến giáo dục đại học thông qua các khóa học trình độ kép. Những sinh viên đi theo hướng này phải có chứng chỉ hoàn thành của khoa học ứng dụng, đủ điều kiện để họ được tiếp cận với kiến thức học thuật của giáo dục đại học, được gọi là các trường đại học khoa học ứng dụng, cũng như các trường đại học chính quy ở các tiểu bang. Phần lý thuyết của chương trình này thường được hoàn thành sau 12 năm.
LƯU Ý: Một số chương trình dạy nghề đã trở nên phổ biến với những sinh viên đã đạt được trình độ tuyển sinh đại học trên đường trung học phổ thông định hướng học thuật. Một trong bốn sinh viên bắt đầu một chương trình dạy nghề vào năm 2013 trước đó đã đạt được chứng chỉ đầu vào đại học. Tuy nhiên, nhìn chung, tuyển sinh trong ngành dạy nghề đã giảm trong những năm gần đây do thay đổi nhân khẩu học và tăng số lượng sinh viên theo dự bị đại học.
5. Giáo dục trung học phổ thông – Giáo dục dự bị đại học
Khi người Đức đề cập đến nghiên cứu dự bị đại học, họ thường nghĩ đến “Abitur”, bài kiểm tra cuối cùng quan trọng, phiếu đánh giáo dục trung học phổ thông – và thường có tác động đáng kể đến sự nghiệp học tập của học sinh. Các chương trình của Abitur chủ yếu diễn ra tại một loại trường chuyên dụng có tên là:
Gynasium (“trường khoa học”) dành cho học sinh chuẩn bị tham gia giáo dục đại học. Để được vào học ở đây, ở một số tiểu bang học sinh phải đủ điểm hoặc qua kỳ thi tuyển sinh mới được vào học (Ở Bayern phải được điểm trung bình 2,3 từ 3 môn Toán, tiếng Đức và Kiến thức tổng quát cuối lớp 4). Nếu được tuyển, học sinh được học liền một mạch từ lớp 5 hoặc lớp 6 đến lớp 12, thậm chí có cả lớp 13 tùy bang. Kết thúc là kỳ thi tốt nghiệp Abitur.
Giáo trình được thiết kế để đảm bảo hoàn thành, hay sẵn sàng cho giáo dục đại học dựa trên nghiên cứu bắt buộc về các môn học chính bao gồm: ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật, khoa học xã hội, toán học và khoa học tự nhiên. Chương trình kết thúc với kỳ thi Abitur cuối cùng bằng văn bản và bằng miệng nghiêm ngặt, được giám sát bởi các bộ giáo dục của các tiểu bang, hầu hết trong số đó bắt buộc phải có nội dung tiêu chuẩn cho một kỳ thi tập trung giành cho tất cả học sinh.
Gesamtschule là loại trường trung học tổng hợp. Trường Gesamtschule có thể tổ chức chương trình tiền đại học cho học sinh ưu tú, chương trình phổ thông cho học sinh trung bình và chương trình đơn giản cho học sinh ít có khả năng hơn.
Hệ thống trường học ở Đức – Gesamtschule là loại trường trung học tổng hợp, có thể tổ chức chương trình tiền đại học cho học sinh ưu tú, chương trình phổ thông cho học sinh trung bình và chương trình đơn giản cho học sinh ít có khả năng hơn.
6. Giáo dục sau Trung học phổ thông
Đức vẫn có tỷ lệ nhập học và tốt nghiệp đại học dưới trung bình so với các nước công nghiệp khác. Theo OECD, 53 phần trăm thanh niên quốc tịch Đức tham gia chương trình giáo dục đại học năm 2013, so với mức trung bình 60 phần trăm trong số các quốc gia thành viên OECD
Mặc dù thực tế này tương đối tỷ lệ đầu vào tương đối thấp ở cấp độ đại học, tuy nhiên, nó không hoàn toàn tính đến tỷ lệ tốt nghiệp của Đức, vẫn ở dưới mức trung bình: Chỉ 35 phần trăm của tất cả các sinh viên Đức học đại học (trừ sinh viên nước ngoài) thực sự tốt nghiệp, Đức xếp ở vị trí thứ ba nước cuối cùng trong một báo cáo OECD 2015.
Hệ thống trường học ở Đức – Tỷ lệ sinh viên Đức tốt nghiệp Đại học thấp dưới mức trung bình
Ngoài giáo dục đại học và không đại học, Đức hiện có 396 tổ chức giáo dục đại học được nhà nước công nhận. Các tổ chức có hai loại: 181 trường đại học và trường đại học tương đương, bao gồm các trường đại học sư phạm chuyên ngành, đại học thần học và đại học mỹ thuật; và 215 trường được gọi là trường đại học khoa học ứng dụng (Fachhochschulen).
Sự khác biệt chính giữa hai loại tổ chức là tập hợp tổ chức đầu tiên dành riêng cho nghiên cứu cơ bản và cấp bằng tiến sĩ, trong khi Fachhochschulen (FHs) định hướng theo ngành học thuật chuyên hơn và tập trung vào ứng dụng kiến thức thực tế. Cả hai tổ chức đều cấp bằng Cử nhân và Thạc sĩ, nhưng FHs không có quyền cấp bằng tiến sĩ. Các chương trình FH thường bao gồm học phần thực tập thực tế và có xu hướng tập trung vào các lĩnh vực như kỹ thuật, kinh doanh và khoa học máy tính.
Một điểm khác biệt nữa nằm ở yêu cầu nhập học: Trong khi điều kiện vào các trường đại học ở hầu hết các tiểu bang khá khắc khe và yêu cầu cao hơn, chương trình học tại Fachhochschulen lại có yêu cầu đầu vào thấp hơn và bớt khắc khe.
Về tuyển sinh, hơn 60 phần trăm sinh viên năm 2015 (1.756.452) học tại các trường đại học, trong khi khoảng một phần ba sinh viên (929.241) theo học tại Fachhochschulen.
Là quốc gia lớn nhất ở châu Âu, Đức, trong bối cảnh các sự kiện gần đây như cuộc khủng hoảng tị nạn đang diễn ra, cuộc khủng hoảng nợ có chủ quyền châu Âu và thậm chí là cuộc bỏ phiếu Brexit của Anh, đã được chú ý. Tất cả những phát triển này có khả năng làm chậm lại (nếu không đảo ngược) quá trình hội nhập châu Âu – một vấn đề đáng quan tâm đối với Đức, trong lịch sử là động lực và là nhà hảo tâm của hội nhập châu Âu.
Sự già hóa nhanh chóng của dân số Đức 82,1 triệu người là một mối lo ngại khác. Năm 2015, Đức có dân số già thứ hai thế giới sau Nhật Bản, với 28% công dân từ 60 tuổi trở lên. Văn phòng Thống kê Liên bang Đức ước tính rằng dân số sẽ giảm xuống tổng cộng 67,6 đến 78,6 triệu người vào năm 2060. Ngay cả trong trường hợp tốt nhất, sự suy giảm sẽ dẫn đến dân số trong độ tuổi lao động giảm, điều này có thể làm suy yếu khả năng của chính phủ tài trợ cho các dịch vụ công cộng và làm suy yếu nền tảng kinh tế của đất nước.
Trước những thách thức này, không có gì ngạc nhiên khi chính phủ Đức đã biến việc quốc tế hóa giáo dục đại học trở thành mục tiêu chiến lược. Quốc tế hóa có nhiều lợi ích khác nhau, từ tác động tích cực đến chất lượng nghiên cứu và giáo dục để nâng cao danh tiếng toàn cầu của các tổ chức học thuật. Nó cũng có một số hiệu ứng kinh tế lan tỏa trên các hiệu ứng trên mạng. Nó có thể giúp giảm bớt tình trạng thiếu lao động lành nghề của Đức và kích thích nhập cư.
Như được minh họa bởi một nghiên cứu chi tiết năm 2013 do Dịch vụ trao đổi học thuật Đức (DAAD) ủy nhiệm, sinh viên nước ngoài ở Đức mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho xã hội. Điều này đúng mặc dù chi tiêu công cao cho sinh viên nước ngoài, và thực tế là các trường đại học Đức hầu như không thu học phí, ngay cả đối với sinh viên quốc tế.
Du học nghề Đức: Cùng phỏng vấn đối tác của IECS tại Đức
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://vuatiengduc.net/wp-content/uploads/2021/11/He-thong-giao-duc-Duc.png480768Hannahhttps://vuatiengduc.net/wp-content/uploads/2021/11/logovtdpngshadow-300x101.pngHannah2021-12-13 11:00:192021-12-21 09:13:22Hệ thống trường học ở Đức như thế nào?
1. Nỗi buồn ăn Tết xa nhà của du học sinh Đức: Tết online, làm sao có mùi vị?
Tết xa nhà của du học sinh Đức – Nỗi buồn thấm đẫm
Tết là dịp sum vầy, đoàn viên nhưng biết bao nhiêu đứa con xa nhà vì điều kiện không cho phép nên chẳng thể về, du học sinh ăn tết xa nhà buồn, cô đơn lắm.
Với du học sinh, xa nhà thì ngày nào cũng tủi nhưng Tết càng đến gần thì thì lại càng buồn, càng nhớ nhà nhiều hơn, nhớ cả mùi Tết quê nhà nữa.
Trước Tết, vô tình nghe được 1 bài nhạc xuân nào đó trên YouTube là lòng như thắt lại, tắt ngay lập tức. Vì lịch học, lịch thi, tiền thì làm gì đủ, 1 năm về 1 lần khó nên thôi đành ở lại học và làm thêm rồi đón Tết xa nhà nơi đất khách quê người. Chỉ muốn cái ngày được đáp máy bay, chạy về nhà, buông va li và nói: “Cả nhà ơi con về rồi đây!”
Bố mẹ vẫn thường gọi điện sang khoe năm nay nhà mua cái này, sắm cái kia, rồi anh chị em ở nhà cũng chụp hình chậu mai, chậu quất gửi để có không khí Tết, những lúc ấy thèm cái Tết bên cạnh gia đình biết bao. Nhiều hôm tủi gọi điện khóc với bố mẹ, nhưng biết làm sao được, đường mình đã chọn đi rồi, nhớ cũng phải chịu thôi.
2. Khó khăn khi ăn Tết xa nhà của du học sinh Đức
Khó khăn nhất là cái Tết đầu tiên xa nhà, mọi thứ lạ lẫm lắm, chỉ muốn bỏ về không học nữa. Trong khi mọi người ở Việt Nam được nghỉ, ai ai cũng trở về nhà, mua sắm đồ đạc chuẩn bị đón Tết thì mình vẫn phải vùi đầu vào bài tập, thi cử và cả việc làm thêm. Lòng thì chẳng yên, không biết bố mẹ chuẩn bị Tết đến đâu rồi, bố mẹ có buồn không.
Những năm sau đỡ hơn 1 chút vì may mắn quen được vài người bạn Việt Nam học cùng, trước đêm Giao thừa cũng dành thời gian đi với nhau tìm mua cái mua chút đồ cho có không khí Tết. Ở những nước cách Việt Nam vài tiếng đồng hồ thì còn hướng ké chút không khí đêm 30, còn ở nơi cách cả mười mấy tiếng thì khi quê nhà đón giao thừa thì mình vẫn đang giờ học, giờ làm, cố gắng gọi về cho gia đình chúc mừng năm mới rồi cúp máy tiếp tục guồng quay mà tủi thân.
Xa nhà chỉ được đón Tết online, không chạm được, không ngửi được và cũng không ăn được, thèm hương vị Tết lắm. Lúc nhà gói bánh chưng, đứa em gọi video để nhìn cả nhà làm, vui cười vậy chứ chạnh lòng lắm. Canh nồi bánh chưng cũng chỉ canh qua màn hình điện thoại mà thôi.
Khó khăn khi ăn Tết xa nhà của du học sinh Đức – Xa nhà chỉ được đón tết online
3. Tết xa nhà của du học sinh Đức – Thèm cái gì nhất?
Tết đến thèm cảm giác đi mua sắm bánh mứt với mẹ rồi phụ bố bê từng chậu hoa, sửa soạn từng góc nhà. Nhớ những lúc cả nhà quây quần xem Táo quân, nhớ những món ăn mẹ nấu đêm Giao thừa. Ngay cả những món mà nhiều người Việt thấy ngán mỗi dịp Tết như thịt kho hột vịt, bánh chưng, bánh tét,… thì với mình nó cũng là sơn hào hải vị.
Nhớ những này trước tết phải hì hục dọn nhà muốn lả người, “cơn ác mộng” lau chùi về bộ bàn rồng ghế phượng để tiếp khách ngày tết. Ở bên này rồi, lại thèm cảm giác cả nhà cùng nhau dọn dẹp, người quét, người lau, người chùi, rồi cùng nhau hát những bản nhạc xuân trước thềm tết đến.
Nhớ cả những lúc được ông bà, bố mẹ lì xì cho mình, đến khi nào mới được về lì xì cho bố mẹ, nhớ cứ sáng mùng 1 là cả nhà diện váy áo thật đẹp, thật trang trọng đi chùa cầu an lành cho năm mới, ở bên này đâu có được như thế.
Có bạn bè ở đây thì cũng đỡ buồn thật nhưng không khí gia đình không biết bao giờ mới có được. Những lúc ở nhà thì thấy chuẩn bị Tết sao cực quá, nhưng xa rồi muốn có những giây phút ấy cùng bố mẹ cũng không có. Nhớ! Xa nhà mới biết Tết quý đến thế nào, gia đình vô giá đến đâu, nhưng chỉ cần cùng nghĩ về nhau là ấm lòng rồi. Cố gắng học tập thật tốt rồi trở về bên bố mẹ thôi.
Tết xa nhà của du học sinh tại Đức thèm cái nhất là khoảnh khắc quây quần bên gia đình, cùng nhau sắm sửa đồ Tết
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://vuatiengduc.net/wp-content/uploads/2021/12/tet-xa-nha-cua-du-hoc-sinh-Duc.jpg11252000Hannahhttps://vuatiengduc.net/wp-content/uploads/2021/11/logovtdpngshadow-300x101.pngHannah2021-12-09 15:00:032022-01-11 06:40:41Tết xa nhà của du học sinh Đức
1. Cuộc sống của du học sinh tại Đức có phải màu hường?
Cuộc sống của du học sinh tại Đức thế nào? Có đẹp không? Có tuyết không? Có bạn trai người Đức chưa ? Thường là những câu hỏi mà các bạn hỏi tôi. Do hôm nay tôi có khá nhiều thời gian rảnh vì được nghỉ Lễ kéo dài nên tự nhiên cảm thấy có nhiều cảm hứng trả lời những câu hỏi của lũ bạn thân vẫn đang thấp thỏm đợi Visa du học nghề Đức tại quê nhà.
Tụi bạn thân vui lắm khi tôi được bay sang Đức và là người tiên phong trong nhóm bạn chơi chung mở đường cho sự nghiệp Du Học Nghề tại Đức – một hướng đi mới nổi đình đám trong những năm gần đây tại thị trường Sài Gòn. Tụi nó tuần nào cũng chát chít với tôi chỉ để update tình hình con bạn béo đang ăn, ngủ, sống, học, làm như thế nào tại Đức. Câu hỏi được quan tâm nhiều nhất là gì???
Cuộc sống của du học sinh tại Đức – IECS
2. Bạn bè của bạn nói gì về cuộc sống của du học sinh tại Đức?
Cuộc sống của du học sinh tại đức như thế nào?
1. Mày sang tới Đức thấy thế nào?
-> Tao chả làm sao cả mày ạ. Mọi thứ vẫn rất ổn, duy chỉ có “chút” buồn!
2. Cuộc sống, điều kiện bên đó họ lo cho mày có tốt không, chắc phải hơn ở VN chứ nhỉ!?!
-> Bên này mùa này đang đẹp lắm như ở Đà Lạt ấy, se se lạnh với chút nắng ấm vì đang là đầu xuân mà. Hoa anh đào đang hé nụ rồi, mọi người nói đợi trời ấm chút là có nhiều chỗ chụp choẹt ảnh sống ảo lắm . Cơ sở vật chất thì dĩ nhiên là hơn VN rồi mày ạ…
3. Mỗi ngày mày tự nấu ăn hả Nhím? Có thức ăn VN không?
-> Hic, đương nhiên là phải tự lăn vào bếp nếu muốn ăn vì chả có ai bán bún, phở và ti tỉ các món ăn hè phố như SG đâu Nhưng nhờ thế Nhím còi của mày cũng đã học được kha khá món ngon, nhanh và siêu rẻ . Cứ có Visa sang đây tao đãi mày các món cây nhà lá vườn mà tao đã luyện được hì.
4. Thế đã có anh người yêu Tây nào chưa?
-> Tây không phải gu của tao đâu. Ngày nào cũng đi học đi làm về là tao chỉ thấy thèm cái chăn bông hơn là các bạn tóc vàng mày hay quan tâm nhé. Nhưng bạn ở lớp thì tao có nhiều, đủ màu da, màu tóc và màu mắt. Ai cũng đều thân thiện lắm. Thỉnh thoảng chỉ có mấy ‘mụ’ hơi kì thị chút kaka…
5. Thế mày đi học điều dưỡng có đủ tiền sinh sống không? Có phải xin ba mẹ không? Chứ tao thấy lo vấn đề kinh tế quá, chả may qua mà lại cứ vòi ba mẹ thì cũng khổ cả nhà ở VN…
-> Mày không lo đâu, mỗi tháng biết cách chi tiêu thì tháng nào cũng no ấm và dư được chút đỉnh nhé Rồi tao sẽ chỉ mày, cứ nhanh có B1 và sang đây với tao.
6. Nhím ơi mày học có thấy khó không? Chứ tao thấy nhiều đứa nản quá bỏ về ấy mà đâm lo.
-> Thật đấy mày ạ! Khó lắm! Nếu mà không học thì chỉ có bị trường và chỗ làm cho nghỉ thôi. Nhưng lớp tao thì ai cũng cố gắng, mày cứ chăm về nhà học bài mỗi ngày là O.K hết. Còn xác định không muốn học thì chắc có lết mấy cũng không ra trường được đâu á.
7. Cho chọn lại mày có đi Đức du học không?
-> Mày đùa tao à??? Không học thì làm gì??? Tao thấy bên này mọi thứ đều tốt lắm từ môi trường trong lành, cơ sở vật chất, nền giáo dục tốt, chỉ có điều là buồn và ít món ngon hơn SG thôi. Nhưng như tao ở rồi quen cũng tự nấu được bao món ngon nè. Có đi xa mới trưởng thành mà! Không lo đâu, có tao mà :*Tớ đi ngủ đây… Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sau khi tớ lại có hứng thú chia sẻ nhé!
Cuộc sống của du học sinh tại Đức – Trường học
(Tuyến – HV IECS đang học điều dưỡng năm 2 tại Đức)
Bất ngờ với ký túc xá đẹp như khách sạn của du học sinh tại Đức
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://vuatiengduc.net/wp-content/uploads/2021/12/cuoc-song-cua-du-hoc-sinh-tai-duc-co-phai-mau-huong.jpg11252000Hannahhttps://vuatiengduc.net/wp-content/uploads/2021/11/logovtdpngshadow-300x101.pngHannah2021-12-08 05:00:012022-01-11 06:52:40Cuộc sống màu hường của tôi tại Đức
Sau khi nhận được Visa các bạn thường hỏi cần mang gì khi đi du học đức ? Được mang gì khi du học Đức nhỉ? Vậy hành lý chuẩn bị trong vali của các du học sinh Đức ? Nên mang những gì là đủ, là hợp lí và có thể sử dụng được tại Đức!?!
Hãy cùng IECS và Vuatiengduc tìm hiểu xem những vật dụng cần thiết mà bạn nên chuẩn bị cho cuộc hành trình sắp tới của mình là gì nhé!
Bài viết rất dài nên mình sẽ chia làm hai phần để tiện theo dõi các bạn nhé.
Tiền là một trong những vật dụng hữu ích đầu tiên mà các bạn không nên quên khi sang Đức. Khoảng 500 Euro là đủ cho các bạn chi tiêu những ngày đầu tại Đức vì phải mất tối thiểu 2-4 tuần thì tiền ở tài khoản phong toả mới vào được thẻ ngân hàng của bạn (nếu bạn nào nhà có kinh phí dư dả chút thì cầm theo 1000 euro cho thoải mái nhé!).
Ngoài ra có thể chuẩn bị 1 ít xu lẻ (đồng 1, 2 euro) để có thể dễ dàng lấy xe kéo ở khu hành lí khi xuống sân bay hoặc mua vé xe tàu, vé bus cho chặng đường về nhà của bạn hoặc đơn giản là mua chút thức ăn nhanh lỡ đói bụng dọc đường.
*** Nên mang gì khi đi du học Đức: Kinh nghiệm bản thân?
Khi xuống sân bay, các bạn sẽ đi theo mũi tên chỉ dẫn đi thẳng ra chỗ lấy hành lí (Gepäckausgabe). Tại sân bay Frankfurt các bạn có thể dùng tiền xu bỏ vào máy và kéo mạnh xe đẩy để lấy ra dùng chuyên chở vali để đỡ nặng và mất sức.
Update: từ 2018 thì tại sân bay bạn chỉ có thể lấy hành lí bằng cách trả tiền qua thẻ ngân hàng nên các bạn có thể chủ động nhờ những hành khách đi cùng lấy giúp xe và đưa lại tiền xu 2 Euro cho họ. Thường người Đức rất thích giúp đỡ người khác nên hãy mạnh dạn hỏi nhé. Nếu không thì các bạn nhờ các cô/chú đi cùng là người Việt nha J. Ở sân bay bạn có thể sử dụng free Wifi để check in và báo tình hình về cho gia đình để mọi người an tâm nhé!
2. Giấy tờ cá nhân
Toàn bộ Hồ Sơ nhập học được ĐSQ trả lại sau khi nhận Visa
Giấy khai sinh
Bằng ĐH kèm bảng điểm và giấy xác nhận thực tập/đi làm ở cty (đối với các bạn đi hệ công nhận bằng cấp)
10 ảnh hộ chiếu 35×45 cm chuẩn Đức như mẫu bên dưới (nền màu ghi để sang đây dùng dần vì chụp ở máy tự động rất mắc 8 Euro/4 ảnh và không đẹp nữa)
*** Nên mang gì khi đi du học Đức: Kinh nghiệm bản thân?
Các bạn nên lưu lại một bản scan giấy tờ cá nhân (giấy khai sinh, hộ chiếu, Visum và ảnh thẻ bản digital) để khi cần có thể sử dụng liền! Danh sách các giấy tờ kể trên bạn nên cầm theo BẢN GỐC sang Đức! Bên này các cơ quan không chấp nhận tài liệu dịch và công chứng tại Việt Nam (trừ giấy tình trạng hôn nhân đã được Hợp pháp hoá lãnh sự Đức tại Việt Nam) vì không có giá trị pháp lí tại Đức.
Khi sang Đức các bạn phải dịch giấy tờ qua phòng dịch tuyên thệ có đăng kí tại Đức mới được sử dụng hoặc thông qua các phòng công chứng (Notar) tại Đức !
Điện thoại + sạc dự phòng (rất cần khi đi máy bay và đi chơi xa)
Ổ cắm 2 chân đầu tròn, giắc cắm chuyển đổi từ 2 chân sang 3 chân vì ở Đức các ổ cắm điện đều là đầu tròn 2 chân cả ^^
Một ít sách, truyện
*** Nên mang gì khi đi du học Đức: Kinh nghiệm bản thân?
Nếu có điều kiện thì bạn có thể mua máy tính xách tay (Laptop) khi đã sang Đức. Giá bên này có cao hơn một chút so với ở Việt Nam nhưng về độ bền và chế độ bảo hành thì các bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Tất cả các mặt hàng của Đức các bạn đều có thể đổi trả hoàn lại 100% tiền trong vòng 14 ngày sau khi mua. Các đồ điện bạn có thể mua tại cửa hàng Saturn, Media Markt. Và nếu bạn nào chọn mua online thì giá sẽ mềm hơn một chút.
Nhớ check giá trước xem trang nào online hiện đang bán mặt hàng của mình rẻ nhất (preisvergleich.de, notebooksbilligede,…)
4. Vật dụng cá nhân
Kim chỉ, khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội, sữa rửa mặt, dao cạo râu, gel vuốt tóc (mỗi thứ 1 cái/chai nhỏ thôi để dùng ban đầu. Những thứ bé bé như bàn chải, hay dũa móng tay, bấm móng tay, ghim bé bé nên mang. Những thứ này lúc ở Việt Nam nghĩ là không quan trọng nhưng khi sang Đức mới thấy là rất cần thiết. Lúc đầu sang bạn chưa biết chỗ mua thì có thể dùng tạm, mà nó lại không quá nặng.
*** Nên mang gì khi đi du học Đức: Kinh nghiệm bản thân?
Các đồ dùng văn phòng phẩm và vật dụng cá nhân tại Đức bạn có thể mua ở DM, Rossmann, cửa hàng 1 Euro hoặc để ý đọc báo quảng cáo các chương trình giảm giá theo từng đợt (Aktion) ở các chuỗi siêu thị như Lidl, Aldi khá đầy đủ và rẻ. Nếu cần gấp bạn có thể tìm mua ở nhà sách hoặc cửa hàng chuyên bán đồ văn phòng phẩm thì đắt hơn khoảng 3 lần.
Đối với các bạn nam có thể sắm thêm tông đơ để qua đây tự cắt tóc cho nhau vì cắt tóc bên đức khá mắc (20-35 Euro/lần cắt khô không gội) và nữ thì từ 35 Euro trở lên nếu muốn chọn hiệu cắt đẹp một chút J. Thuốc lá cũng là một thứ xa xỉ ở Đức (7 Euro/bao) nên ai có nhu cầu thì có thể cầm một ít (không khuyến khích vì hại sức khoẻ nếu bỏ luôn được thì càng tốt ^^).
…
Mời các bạn theo dõi “Bạn nên mang gì khi đi du học Đức phần 2” tại đây.
Kinh nghiệm du học Đức qua 15 năm học và làm việc của CEO Anna Le
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://vuatiengduc.net/wp-content/uploads/2021/11/Hanh-ly-can-thiet-khi-di-du-hoc-Duc-Phan-1.jpg14402560Hannahhttps://vuatiengduc.net/wp-content/uploads/2021/11/logovtdpngshadow-300x101.pngHannah2021-11-06 01:45:312021-12-10 06:17:44Hành lý cần thiết khi đi du học Đức – Phần 1
Có rất nhiều nơi ở Đức đặc biệt tuyệt vời vào mùa xuân, và tôi nghĩ rằng Dresden chắc chắn là một trong số đó. Thị trấn có khí hậu lạnh buốt vào mùa đông, và sôi sục vào mùa hè, nhưng vào mùa xuân, nhiệt độ vừa phải – và nếu bạn may mắn có được ánh nắng mặt trời, thì trông sẽ rất tuyệt!
Nếu bạn đang tự hỏi phải làm gì ở Dresden, câu trả lời của tôi sẽ là nơi tôi bắt đầu? Bạn có thể ghé thăm Altstadt quyến rũ, City Thành phố cổ được xây dựng lại chính xác như sau khi bị ném bom xuống đất vào cuối Chiến tranh thế giới thứ 2. Hoặc bạn có thể chọn tham gia vào Neustadt, nơi có nghệ thuật đường phố tuyệt vời, quán cà phê độc lập và quán bia thủ công – nếu bạn đến thăm vào tháng 6, đừng bỏ lỡ Lễ hội Neustadt ba ngày đầy màu sắc, trong ký ức về thời của Neustadt như một “mô hình quốc gia” trong những năm 1990.
Nếu bạn đến thăm thành phố Dresden vào mùa xuân, thì đó cũng là thời điểm lý tưởng để đi bộ Saxon Thụy Sĩ, một ngày hoàn hảo từ thành phố!
2. Düssling
Các thành phố lớn ở Đức – Düssling
Sau nhiều tháng ẩn mình dưới lớp chăn và chạy trốn khỏi giá rét, mùa xuân mang đến cơ hội mạo hiểm một lần nữa ở bên ngoài – và nếu bạn đang hướng tới Đức, thì Düssre là thành phố hoàn hảo để khám phá!
Trong khu phố cổ xinh đẹp, những con đường lát đá cuội trở nên sống động với sự xuất hiện của những khách du lịch đầu tiên và những nhà máy bia cũ mà thành phố nổi tiếng bắt đầu buôn bán nhanh chóng – nó thậm chí còn đủ ấm để thưởng thức hương vị đầu tiên của bạn ở.
Tuy nhiên, đó sẽ là mùa xuân, không có sự nở rộ. Liên doanh đến một trong những thành phố, một số công viên lớn để tận hưởng không gian rộng mở, được biến đổi với màu sắc dưới thảm hoa thủy tiên và bluebells. Hoặc, đối với những người luôn có ước mơ đến thăm Nhật Bản trong mùa hoa anh đào, dân số Nhật Bản khổng lồ ở Düssre (Châu Âu lớn thứ hai) có nghĩa là ở nhiều khu vực, cây cối tràn ngập màu hồng. Hãy chắc chắn để đi đến EKO-Haus cho bộ sưu tập lớn nhất.
3. Nuremberg
Các thành phố lớn ở Đức – Nuremberg
Nếu bạn thích lịch sử thì thành phố Nuremberg là một nơi tuyệt vời để dành một vài ngày vào mùa xuân.
Để có cái nhìn ấn tượng về thành phố, hãy đứng lên Tháp Sinnwell thế kỷ 13 tại Lâu đài Hoàng gia. Dusk là một trong những thời điểm tốt nhất trong ngày để đi bộ trong khí quyển dọc theo các bức tường thành phố với tầm nhìn ra pháo đài được chiếu sáng.
Để dùng bữa với ẩm thực truyền thống của Đức và rượu vang siêu vùng, bước vào bên trong Heilig-Geist-Spital, được xây dựng như một bệnh viện trong thời trung cổ. Tòa nhà nhô ra khỏi sông Pegnitz, khiến nó trở thành một trong những tòa nhà được chụp ảnh nhiều nhất ở Nurse.
Khét tiếng, Nuremberg là địa điểm cho các cuộc biểu tình của Đảng Quốc xã trong những năm 1930. Vào những ngày mùa xuân tươi sáng, khu vực biểu tình mở rộng có thể là một nơi kích thích tư duy để đi dạo. Triumph of the Will, bộ phim tuyên truyền của đạo diễn Leni Reifenstahl, kỷ niệm cuộc tụ họp năm 1934. Bộ lạc, từ nơi Adolf Hitler phát biểu bài phát biểu của mình, vẫn đứng vững.
Để hiểu rõ hơn về sự trỗi dậy và nỗi kinh hoàng của chế độ Đức Quốc xã, hãy ghé thăm các bảo tàng tại Trung tâm Tài liệu và tại tòa án nơi diễn ra các phiên tòa sau chiến tranh.
Sau đó, tại sao không dừng lại ở khu vườn bia Lederer gần đó để giải khát?
4. Bamberg
Các thành phố lớn ở Đức – Bamberg
Bamberg là một thị trấn đẹp như tranh vẽ ở Upper Franconia trên sông Regnitz. Nó là một nơi tuyệt vời để khám phá vào mùa xuân khi thời tiết mùa đông lạnh giá kết thúc.
Đừng bỏ lỡ các điểm tham quan bao gồm Tòa thị chính Cũ, một tòa nhà đẹp ở trung tâm của dòng sông, Nhà thờ Bamberg của St. Peter và St. George, có từ thế kỷ 11 và là một trong những nhà thờ nổi tiếng nhất của Đức và Little Venice , một dãy những ngôi nhà nửa gỗ kỳ lạ ở bờ sông, nơi từng là nhà của ngư dân trong thị trấn. Chúng được xem tốt nhất từ Am Leinritt trên bờ đối diện của dòng sông. Đây chỉ là một vài trong số 2.000 tòa nhà đáng kinh ngạc ở Bamberg được coi là xứng đáng với vị thế Di sản Thế giới của UNESCO.
Bamberg, tuy nhiên, chỉ nổi tiếng với những tòa nhà lịch sử tuyệt vời này, nó cũng nổi tiếng với bia hun khói tuyệt vời. Tôi đã nói nó là một hương vị có được nhưng tôi yêu nó ngay lập tức. Bia hương vị thịt xông khói Bamberg xông khói làm cho sự kết hợp hoàn hảo với xúc xích, dưa cải bắp và khoai tây nghiền truyền thống của Đức.
5. Baden Baden
Các thành phố lớn ở Đức – Baden Baden
Nếu bạn đến Đức vào mùa xuân, tôi rất có thể khuyên bạn nên dừng chân tại Baden-Baden.
Nó là một thị trấn yên tĩnh, quyến rũ trong khu phố của thành phố Stuttgart. Nơi có nhiều khách sạn đẹp nằm trong các tòa nhà lịch sử. Chúng tôi ở tại Brenners Park Hotel & Spa, một phần của Khách sạn hàng đầu thế giới.
Khu vườn của khách sạn nằm dọc theo một con sông nhỏ và Lichtentaler Allee. Hoàn hảo cho một cuộc dạo chơi lãng mạn với người thân yêu của bạn.
Baden-Baden nổi tiếng với nhà tắm La Mã lịch sử. Thật tuyệt vời khi dành một buổi chiều. Trong trường hợp bạn thích một spa hiện đại hơn, họ đã xây dựng một thương hiệu mới trên khắp đường phố. Nó cũng có một trong những sòng bạc đẹp nhất ở châu Âu. Thực hiện chuyến tham quan 40 phút và tận hưởng sự sang trọng của những ngày trước. Trên hết, bạn có thể ăn những chiếc bánh ngọt ngon nhất từng có tại Café König.
Cuộc sống ở Đức: Mua đồ gỗ ở đức cùng Lena và Jenny
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://vuatiengduc.net/wp-content/uploads/2021/11/ve-dep-cua-5-thanh-pho-lon-o-duc.jpg11252000adminhttps://vuatiengduc.net/wp-content/uploads/2021/11/logovtdpngshadow-300x101.pngadmin2021-11-05 03:11:512022-01-11 06:55:58Vẻ đẹp của 5 thành phố lớn ở Đức